TRẠCH TẢ

  • Tên khoa học: Alisma plantago aquatic L. var orientale Samuelsson, họ Trạch tả (Alis mataceae) còn gọi là mã đề nước.
     
  • Bộ phận dùng: Thân – rễ, cây trạch tả đã chế biến khô 9Rhizzoma Alismatis) được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây trạch tả là một cây cỏ cao độ 0,6 – 1m. Thân rễ hình cầu hay hình con quay, màu trắng, đường kính độ 3cm, ngoài nhiều rễ con. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, hình trứng nhọn, mép nhẵn. Hoa tự hình chùm, gồm nhiều đoạn như hình tán, hoa nhỏ, màu trắng, quả bế. Cây trạch tả mọc hoang ở nơi ruộng lầy.
     

  • Thu hái và chế biến: Thu hái một năm 2 vụ: Vụtháng 6 và vụ tháng 12 (nếu không lấy giồn thì bấm bỏ hao cho to củ). Nhổ cả cây, lấy củ, cắt thân lá, gọt sạch rễ con, rửa sạch đát cát, sấy nhẹ hay phơi khô, rồi đem xát hết rễ con, vỏ thô ở ngoài. Trạch tả hơi có mùi, vị ngọt hơi đắng. Loại trạch tả củ to, đường kính trên 3cm khô chắc, màu trắng ngà, nhiều bột, không mốc, mọt, sạch rễ con và vỏ thô ở ngoài là tốt, loại trạch tả củ nhỏ, vỏ ngoài xù xì xốp, bổ ra màu vàng xám là kém; có 2 loại là củ to đường kính trên 3cm và loại củ nhỏ đường kính dưới 3cm.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, trạch tả vị ngọt tính lạnh vào 2 kinh Thận, Bàng quang. Có tác dụng trừ thấp, nhiệt, lợi niệu, làm mát thận, trị tả lỵ, bổ huyết cho phụ nữ nuôi con. Dùng chữa các chứng  phong hàn tê thấp, bí tiểu tiện do thấp nhiệt, thủy thũng trong bệnh viêm thận, nôn mửa, tả lỵ, viêm ruột, cước khí, tiểu ra máu, đái tháo đường, phụ nữ ít sữa. Theo Tây y, Trạch tả có tác dụng giảm huyết áp, ,giảm mỡ máu, lợi niệu.
     
    • Liều dùng: 6 – 12g sắc uống. Có thể tẩm muối sao như sau: Lấy 1kg trạch tả,, thái thành phiến. Lấy 25g muối ăn hòa thêm nước sôi gạn trong trộn đều với trạch tả cho ngấm, sao nhẹ lửa cho tới khi bên ngoài hơi nâu vàng lấy ra phơi khô thì được Diêm trạch tả
       
    • Lưu ý: Người thuộc chứng gan thận hư, suy nhược tiểu tiện nhiều mà không thấp nhiệt không được dùng.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa cước khí, bí đại tiểu tiện, tức ngực đầy bụng: Dùng Bình lang 4g; Trạch tả 8g; Xích phục linh 4g; Chỉ xác 4g; Mộc thông 4g; Khiêm ngưu 6g; Tán thành bột, nấu với nước gừng tươi, hành ta mà uống.
       
    • Bài số 2: Chữa ho, khó thở mựt nặng: Dùng Trạch tả 20g; Bạch truật 8g; Sắc để uống nóng.
       
    • Bài số 3: Chữa viêm thận cấp, tiểu ít phù: Dùng trạch tả 12g; Phục linh 12g; hạt mã đề 12g; Trư linh 12g, sắc để uống.
       
    • Bài số 4: Chữa các chứng dạng tiêu chảy:

Bạch truật

9 g

Phục linh

9 g

Trạch tả

9 g

Thần khúc

9 g

Mạch nha

9 g

Sa nhân

3 g

Trần bì

6 g

Cam thảo

3 g

Sắc uống.

  • Cần bảo quản nơi khô mát, tránh mối mọt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan