CÁC BÀI THUỐC TRỪ THẤP _ PHẦN 2 - LỢI THỦY THẨM THẤP

I TỔNG QUAN

Bài thuốc LỢI THỦY THẨM THẤP: Là những bài thuốc có tác dụng thông lợi tiểu tiện; Thường gồm các vị thuốc có tính vị ngọt nhạt mà hàn, có tác dụng lợi tiểu tiện để chữa các chứng phù, đía giắt, sạn đường tiết niệu, tiêu chảy; Thuốc dùng thường có các vị như Bạch linh; Trư linh; Trạch tả; Thông thảo, Ý dĩ, Đăng tâm, Xa tiền, Đông qua bì; Râu ngô, Hoạt thạch…

II. Bài thuốc cụ thể

1. NGŨ LINH TÁN(Thương hàn luận)

  • Thành phần gồm những vị thuốc: Trư linh 12 – 18g; bạch linh 12 – 18g; Trạch tả 12 – 20g; bạch truật 12 – 18g; Quế chi 4 – 8g;
  • Cách dùng: Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6 – 12g, ngày uống 2 lần với nước sôi ấm. Có thể sắc thuốc thang uống, có gia giảm tùy theo tình hình chứng bệnh.
  • Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp;
  • Giải thích: Bạch linh, Trư linh, Trạch tả: tính vị  ngọt, hơi hàn có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ Dược; bạch truật kiện tỳ, táo thấp; Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hóa giúp các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu.

Ứng dụng trên lâm sàng thường dùng để trị các chứng tiểu tiện không thông lợi gây nên phù, tùy tình hình bệnh lý mà gia giảm:

  • Nếu trường hợp do tỳ vị tổn thương, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, lúc dùng bỏ Uế chi là bài Tứ linh tán (Minh y chỉ trản)
  • Nếu phù nặng, gia Tang bạch bỉ, Trần bì, Đại phúc bì để tăng tác dụng hành khí lợi thủy tiêu phù;
  • Lúc trị thấp nhiệt, hoàng đản, tiểu tiện ít, thấp thắng gia thêm Nhân trần cao gọi là Nhân trần ngũ linh tán (kim quỹ yếu lược)
  • Nếu trường hợp thực, bụng đầy, đau tiêu chảy, tiểu tiện ít, dùng bài này kết hợp với bài Bình vị tán gọi là Vị linh thang (Đơn khê tâm pháp).

2. NGŨ BÌ ẨM (Trung tàng kinh)

  • Thành phần gồm Tang bạch bì; Trần quất bì; Sinh khương bì; Đại phúc bì; Bạch linh bì lượng đều bằng nhau.
  • Cách dùng: Chế thành bột mịn, mỗi lần uống 8 – 12g với nước sôi để nguội. Có thể sắc thuốc thang để uống, liều lượng tùy theo chứng bệnh mà gia giảm; Có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, lý khi tiêu phù;
  • Giải thích: Bài thuốc còn có tên gọi là Ngũ bì tán có tác dụng chữa các chứng tỳ hư thấp trệ thủy ứ, các vị thuốc Trần bì lý khi kiện tỳ; Bạch linh bì thẩm thấp, kiện tỳ đều là chủ dược; Tang bạch bì thông giáng phế khí làm chi thủy đạo được thông điều; Đại phúc bì thông giáng phế khí làm cho thủy đạo được thông điều; Đại phúc bì hành khí tiêu đầy, hóa thấp; Vỏ gừng (sinh khương bì) tiêu tán thủy khí. Cả 5 vị thuốc này đều dùng vỏ nên gọi là ngũ bì ẩm.

Trên lâm sàng nếu gặp trường hợp ngoại cảm phong tà phù từ thắt lưng trở lên gia thêm tô diệp, kinh giới, Bạch chỉ để khu phong tán thấp. Nếu thấp nhiệt ở dưới phù từ thắt lứng trở xuống nặng gia Trạch tả, Xa tiền tử, Phòng kỷ để thanh lợi thấp nhiệt. Nếu trường vị tích trệ, đại tiện không thông, gia Đại hoàng, Chỉ thực để dạo trệ thông tiện; bụng đầy tức gia La bạc tử, Hậu phác, Mạch nha để hahf khí tiêu trệ. Nếu có thể suy nhược gia Đảng sâm, bạch truật để bổ khí, kiện tỳ. Nếu hàn thấp nặng thận dương hư gia Can khương, Phụ tử, Nhục quế để bổ dương khu hàn;

Trường hợp phù ở phụ nữ có thai là do tỳ hư thấp nặng, bỏ Tang bì gia Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp an thai, tiêu phù có tên là Toàn sinh bạch truật tán (Phụ nhân lương phương).

Bài thuốc này cũng hiệu quả với bệnh nhân viêm cầu thận cấp, mạn, phù do suy tim. Nếu nặng cần kết hợp với bài Ngũ linh tán, nếu kiêm phế nhiệt hợp với bài Tả bạch tán.

3. PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG (Kim quỹ yếu lược)

  • Thành phần Phòng kỷ 8 -12g; Hoàng kỳ 12 – 24g; Cam thảo (sao) 4g; Bạch truật 8 – 12g; Sinh khương 2 – 3 lát; Đại táo 2 – 3 quả.
  • Cách dùng: sắc nước uống có tác dụng Bổ khí, kiện tỳ lợi thủy, tiêu phù.
  • Giải thích: Bài thuốc dùng trị phong thủy, thấp tý thuộc chứng biểu hư thấp nặng nên phép chữa là bổ khí, cố biểu, kiện tỳ, lợi thấp. Trong bài Phòng kỷ giúp khu lợi thấp thông tý; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, cả hai đều là chủ dược; bạch truật kiện tỳ trừ thấp tăng thêm tác dụng lợi thủy; Cam thảo kiện tỳ hòa trung; Gừng và táo điều hòa vinh vệ.

Trên lâm sàng bài thuốc chủ trị chứng phong thủy có triệu chứng ra mồ hôi, sợ gió, toàn thân phù nặng nề, tiểu ít, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch phù và chứng thấp tý, chân tay nặng dại;

Nếu kèm đau bụng gia Bạch thược, Chế hương phụ, khó thở gia Tế tân, ma hoàng để tán hàng giáng khí bình suyễn. Tức nặng bụng, ngực gia Trần bì, Chỉ xác, Tô diệp. Phù nặng phần lưng chân gia Phục linh, Thương truật.

Bài viết liên quan