NGƯU BÀNG

  • Tên khoa học: Arctium lappa L, . họ Cúc (Asteraceae); còn gọi tên khác là Đại lực tử (TQ).

  • Bộ phận dùng: Quả (quen gọi là hạt) già đã chế biến khô của cây ngưu bàng. Còn gọi là Ngưu bàng tử. Rễ của cây ngưu bàng gọi là ngưu bàng căn. Đã được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây thảo sống 2 năm thân thẳng, cao 1 – 2m có phân nhánh. Phiến lá gần hình tim, đầu nhọn, mọc tụm lại ở gốc, dài tới 40 – 50cm, đầu nhọn, màu xanh, mép hơi răng cưa. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kinh 3 – 4cm, màu tím nhạt, quả bế màu xám nâu điểm hồng có nhiều móc dễ bám vào da súc vật hoặc quần áo người. Mùa hoa tháng 6 – 7, quả tháng 8 – 9. Cây mọc hoang và cũng được trồng nhiều nơi.

  • Thu hái chế biến: Quả (hạt). Sang năm thứ 2, khi quả chín già, cắt những cụm quả, phơi khô, rồi đập lấy hạt; Rễ thu hoạch vào mùa thu năm đầu, hay mùa xuân năm thứ 2. Đào lên rửa sạch, phơi khô theo chiều dọc. Nếu sấy không quá 60 độC.

  • Công dụng: Theo Đông y, hạt ngưu bàng vị cay đắng, tính lạnh vào 2 kinh Phế, Vị. Có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, thúc sởi, trừ đờm, nhuận họng, thoáng phổi (lưu thông hô hấp) giải độc. Dùng chữa các chứng bệnh, cảm mạo, nhiệt toàn thân phát sốt, hơi sợ lạnh, miệng khát họng khô, đờm vàng dính sởi chưa mọc mụn nhọt, ban, viêm họng, amiđan, ho hen, kéo đờm.

    • Rễ làm ra mồ hôi, lợi tiểu có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa chữa chứng phong (cảm giáo ngất sỉu), ghẻ lở, mụn nhọt, trứng cá, cước khí, tiểu tiện bí. Rễ có thể dùng tươi sắc uống. Người bị thống phong (Goutte) sắc rễ uống rất tốt. Rễ còn có triển vọng trong việc làm ngừng sự phát triển của các khối u ác tính.

    • Lá xanh non có tác dụng kháng sinh.

    • Lá có thể giã đắp lên đầu khỏi chốc đầu, rụng tóc, cũng có tác dụng lọc máu chữa mụn nhọt nhưng kém rễ và hạt.

    • Liều dùng: Ngưu bàng 5 – 10g; Rễ 5 – 10g (tươi tăng liều gấp đôi); Lá 5 – 10g (dùng tươi lượng gấp đôi).

    • Lưu ý: Người thuộc chứng tỳ sinh tiêu chảy không dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa cảm mạo, toàn thân phát, họng khô, rát, đờm vàng: hạt ngưu bàng 10g; bạc hà 5g; Xác lột ve sầu 5g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Hạt ngưu bàng 10g; Hoa kim ngân 10g; Liên kiều 6g; Kinh giới 6g; Bạc hà 6g; Cam thảo 3g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Thúc sởi, chữa trường hợp sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt:

Hạt ngưu bàng

12g

Kinh giới tuệ

6g

Cát căn

10g

Bạc hà

3g

Liên kiều

10g

Tiền hồ

6g

Cát cánh

6g

Hạnh nhân

10g

Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa viêm họng, viêm amiđan: hạt ngưu bàng 12g; Bạc hà 3g; Đại hoàng 10g; Phòng phong 10g; Kinh giới tuệ 3g; Kinh giới tuệ 3g; Cam thảo 3g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa ho hen, kéo đờm do phong nhiệt: hạt ngưu bàng 10g; Kinh giới 10g; Cam thảo 3g. sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan