BÌM BỊP BIẾC

Tên khoa học: Ipomoea hederacea, họ Bìm bịp. Còn gọi là Khiên ngưu tứ - Bạch sửu – Hắc sửu (TQ) – Bìm bịp lam.

Bộ phận dùng: Hạt già đã chế biến khô của cây bìm bịp biếc (Semen Ipomoeae, Semen Pharbitidis).

Mô tả cây: Bìm bịp biếc là một loại dây leo, cuốn, dài độ 3mm. Lá hình tim, thường có 3 thùy, mặt trên nhẵn xanh lục, mặt dưới xanh nhạt có nhiều lông dài 8 – 14cm, rộng 7 – 12cm, cuống lá dài 5 – 7cm. Hoa màu tím, hay lạm, mọc thành xim 1 – 3 lá. Quả nang hình cầu nhẵn có 3 ngăn, đường kính độ 1cm, trong chứa 2 – 6 hạt. Hạt hình tựa múi cam, nhưng chiếm độ 1/5 thể tích quả. Mặt lưng lồi hình cung, có 1 rãnh dọc nông ở giữa. Mặt bụng là 1 đương thẳng. Rốn ở cuối mặt bụng và lõm. Hạt dài 3 – 7mm, rộng 3 – 4mm. Mặt ngoài hơi lõm, mầu nâu đen (hắc sửu) hay nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, ngâm nước, vỏ hạt sẽ nứt ra. 


Thu hái chế biến: Vào khoảng tháng 7 – 10, khi quả chín hái về, phơi khô, đập lấy hạt lại phơi khô là được.

Công dụng: Theo Đông y, bìm bịp biếc vị đắng, tính lạnh, vào 3 kinh: Phế, Thận, Đại trường. Có tác dụng lợi niệu, trừ thấp thủy. Ngoài ra còn tẩy giun (cả hai loại đều dùng được). Chữa các chứng bệnh thủy thũng, bí đại tiểu tiện, bụng chướng do xơ gan hay viêm thận mạn tính. Liều dùng: 3 – 6g.

Phụ nữ có thai cấm uống.

Một số bài thuốc ứng dụng:

Bài số 1: Chữa thủy thũng, bí đại tiểu tiện: Hạt bìm bịp biếc tán bột – Mỗi lần uống 3g. 

Bài số 2: Chữa bụng õng nước do xơ gan hay viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 120g; Hồi hương 30g. Tán bột, mỗi lần uống 6g với nước lúc đói. Ngày 1 lần, liên tục 2 – 3 ngày. Nếu dùng đơn thuần viên khiên ngưu chữa tinh thần phân liệt, cũng có kết quả: Khiên ngưu tử 24g; Đại hoàng 12g; Hùng hoàng 12g; mạch nha 16g. Các vị trên tán bột, làm viên mỗi viên 2g. ngày uống 4 viên. Mỗi đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày lại uống tiếp.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan