CÁC BÀI THUỐC BỔ KHÍ HUYẾT – phần 1

Những bài thuốc bổ khí huyết là những bài thuốc có tác dụng bổ khí và bổ huyết chữa các chứng khí huyết đều hư, thường gồm các vị thuốc bổ khí như: Đảng sâm, Nhân sâm. Bạch truật, Chích thảo, Hoàng kỳ và bổ huyết như Hà thủ ô, Đương quy, thục địa, Kỷ tử…

  1. BÁT TRÂN THANG

Dương quy (tẩm rượu)

12 g

Bạch thược

12 g

Bạch linh

12 g

Xuyên khung

6 – 8 g

Đại táo

2 quả

Đảng sâm

12 g

Bạch truật (sao)

12 g

Thục địa

12 g

Chích thảo

2 – 4 g

Sinh khương

2 – 3 lát.

  • Cách dùng: Sắc nước uống.
  • Tác dụng: Ích khí bổ huyết.
  • Giải: Bài thuốc gồm 2 bài là Tứ vật và Tứ quân hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết. Trong bài này, Tứ quân bổ khí mà tứ vật bổ huyết; Sinh khương, Đại táo dùng  để điều hòa vinh vệ.
  • Ứng dụng trên lâm sàng để chữa:
    • Chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.
    • Bài này gia thêm 2 vị Hoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài Thập toàn Đại bổ thang (Y học Phát minh), trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn.
    • Nếu bỏ Xuyên khung mà gia Hoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì, Khương , Táo thì gọi là Bài Nhâm sâm dưỡng sinh thang (hòa tễ cục phương). Trị bệnh giống như Thập toàn đại bổ lại có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.
  1. THẬP TOÀN BỔ CHÍNH THANG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Nhân sâm

6 g

Chích hoàng kỳ

8 g

Bạch linh

10 g

Đỗ trọng sống

4 g

Táo nhân

8 g

Đương quy

4 – 8 g

Bạch thược

8 g

Bạch truật

8 g

Tục đoạn

8 g

Ngưu tất

8 g

Nhục quế

3 g

Đại táo

2 quả

  • Cách dùng: Sắc uống.
  • Chủ trị: Các chứng tâm tỳ dương hư, khí huyết 5 tạng đều tổn thương, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, mình nóng, lưng đau:
    • Nếu tâm nhiệt gia Đăng tâm, tâm huyết hư gia Thục địa.
    • Trường hợp ngoại cảm bỏ Sâm thêm Sài hồ, Gừng sống.
    • Khí trệ thêm Mộc hương, ho thêm Sâm, Kỳ, Mạch môn.
    • Bài này là bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo gia Táo nhân, Đỗ trọng, Ngưu tất, tục đoạn.
  1. TƯ BỔ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Thục địa

16 g

Táo nhân

16 g

Nhân sâm

12 g

Ngưu tất

12 g

Mạch môn

12 g

Đương quy

6 – 12 g

Nhục quế

2 – 3 g

Ngũ vị

3 g

Đại táo

2 quả

Gừng sống

3 lát

  • Có tác dụng Bổ khí huyết. Sắc nước uống.
  1. TUẤN BỔ TINH HUYẾT CAO (Hải thượng Y tôn Tâm lĩnh).
  • Thành phần: Thục địa 12g; Nhâm sâm 4g; Câu kỷ tử 4g; Lộc giao 4g; Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột) 80g;
  • Cách dùng: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ mỗi vị đều nấu riêng thành cao rồi đổ lẫn vào trong nồi đất đun sôi gia thêm 1 cân mật ong khuấy đều, cuối cùng cho bột Nhục quế vào hòa đều, rồi đổ vào lọ sành bịt kín để dùng. Mỗi lần uống vài muỗng trước khi bụng đói ngậm tan nuốt dần.
  • Tác dụng: Bồi bổ tinh huyết hư tổn. Chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận).
  1. THẤT BẢO MỸ NHIỆM ĐƠN (THIẾT ỨNG THIẾT)

Hà thủ ô

300 g

Đương quy (rửa với rượu)

300 g

Phá cố chỉ

160 g

Bạch linh

300 g

Ngưu tất

300 g

Câu kỷ tử (tẩm rượu)

300 g

Thỏ ty tử (tẩm rượu sao)

300 g

 

 

  • Cách dùng: Hà thủ ô trộn với đậu đen, 9 lần chưng, 9 lần phơi; Bạch linh trộn với sữa, sao. Ngưu tất tẩm rượu chưng cung với Hà thủ ô ở lần thứ 7 về sau; Phá cố chỉ trộn với mè đen sao qua. Tất cả đều sao tán nhỏ, luyện mật làm hoàn, làm thuốc tễ 10g/1 hoàn. Mỗi lần uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh bổ khí huyết.
  • Giải: Trong bài Hà thủ ô bổ khí, ích tinh huyết là chủ dược. bạch phục linh giao tâm thận kiện tỳ trừ thấp. Ngưu tất bổ ích can thận làm mạnh gân cốt, hoạt huyết. Câu kỷ tử tư can thận ích tinh huyết. Thổ ty tử bổ ích can thận trợ dương ích tinh; Phá cố chỉ bổ thận tráng dương. Các vị hợp lại thahf bài thuốc bổ thận tráng dương, ích bổ khí huyết rất tốt.
  • Ứng dụng trên lâm sàng: bài thuốc được dùng chữa các chứng khí huyết bất túc sau khi mắc bệnh lâu ngày:
    • Trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chân tay tê dại, phụ nữ băng huyết, đới hạ, khí huyết hư nhược, nam giới suy sinh dục không có con, di tinh, hoạt tinh đều dùng có hiệu quả.
    • Bài này dùng chữa chứng tiêu khát có hiệu quả tốt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan