NGHỆ VÀNG – NGHỆ ĐEN

  1. NGHỆ VÀNG:

  • Tên khoa học: Curcuma longa L, họ Gừng (Zingiberaceae); Tên khác Khương Hoàng.

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ (quen gọi là củ) đa xchế biến khô (phơi hoặc đồ chín rồi sấy khô) của cây nghệ vàng). Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 1m. Thân rễ phát triển phình rộng thành củ hihf khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ, rễ to mọc từ rễ củ hình trụ hay cầu dài 2 – 5cm, đường kính 1 – 3cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, nhăn nheo, có những đường vòng sít nhau, đôi khi còn lại vêt tích của các nhánh và rễ phụ. Chất chắc và nặng. Cắt ngang thấy rõ 2 vùng: vỏ ở ngoài màu vàng nhạt hơn và trụ giữa màu vàng sẫm hơn, chiếm 2 phần 3 bán kính. Mùi thơm hắc, đặc biệt, vị cay. Lá mọc so le, có bẹ, lá to, rộng, Hoa màu vàng xếp thành bông ngọn. Quả cầu có 3ô, Nghệ được trồng khắp nơi làm gia vị.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hoạch củ vào tháng 8 – 9. Đào lên, rửa sạch cắt bỏ hết rễ để riêng, đem đồ chín nguyên củ trong độ 5 – 8h, sau đme phơi nắng hoặc sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, nghệ vị cay, đắng tính âm. Vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ, hành khí giảm đau. Theo Tây y, nghệ có tác dụng: kích thích tiết mật, thông mật, giảm cholesterol máu, chống viêm, giảm huyết áp. Chữa các chứng bệnh phụ nữ tắc kinh,, đau bụng, ứ huyết sau khi đẻ, huyết cụ không ra, các bệnh do khí trệ, huyết ứ như đau vùng tim, dạ dày, sườn, đau vai, đa lưng do phong hàn, chấn thương máu tụ tím.

    • Liều dùng: 4 – 8g (sắc, tán bột, làm viên).

    • Lưu ý: Người không có ứ trệ không được uống. Phụ nữ có thai không dùng. Rễ cây nghệ trắng là Uất kim; rễ của cây nghệ vàng là Hoàng ty uất kim (uất kim tơ vàng), rễ của cây nghệ xanh là Lục ty uất kim (uất kim tơ xanh).

  • Một số bài thuốc ứng dụng nghệ:

    • Bài số1: Chữa phụ nữ lạnh tử cung, kinh nguyệt không đều, bụng đói nhói:

Nghệ vàng

5g

Hồng hoa

5g

Xuyên khung

5g

Bạch thược

10g

Nga truật (nghệ đen)

5g

Quế tâm

5g

Đương quy

10g

Mẫu đơn bì

10g

Tán bột. Mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, với nước âm ấm, cũng có thể sắc uống.

    • Bài số 2: chữa ứ huyết sau khi đẻ máu cục không ra, đau bụng: dùng nghệ vàng 10g; Quế tâm 5g. Tán bột. mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.

    • Bài số 3: chữa xơ gan:

Nghệ vàng

5g

Sài hồ

5g

Mộc hương

5g

Bạch thược

15g

Cam thảo

3g

Uất kim

5g

Liên kiều

5g

Đương quy

15g

Bạch truật

15g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa đau dạ dày: Nghệ vàng 10g; ô dược 5g; Cam thảo 3g. tán bột , uống. mỗi lần 3g, ngày 3 lần.

  1. NGHỆ ĐEN

  • Tên khoa học: Curcuma aeruginosa Rosc, họ Gừng (Zingiberaceae), tên khác Nghệ đen – Nghệ tím – Nghệ xanh đồng.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ đã chế biến khô của cây nghệ đen (Rhizoma curcumae aeruginosae), Được ghi nhận vào Dược điển Việt Nam.

  • Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 1 – 2m. Thân rễ (quen gọi là củ), tròn hình chùy (kiểu con quay) đường kính 2 – 3cm, dài 3 – 5cm, cắt ngang thịt màu xanh đồng (rỉ đồng). Mùi thơm nhẹ. Lá to hình trứng đầu nhọn, dài 30 – 60cm, rộng 10 – 20cm, gân chính giữa màu tía hay nâu gạch, cuống lá màu lục. Cụm hoa mọc từ đất lên, có lá bắc màu lục tươi, chóp đỏ, Hoa tràng đỏ ở các phiến, màu da cam ở ống, lá đài màu vàng. Mùa hoa tháng 4 – 7. Cây được trồng ở các gia đình.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hoạch củ Nghệ đen tháng 8 – 9. Đào lấy củ rửa sạch, cắt các rễ con để riêng, đem phơi, sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, nghệ đen vị đắng, tính âm vào kinh Can. Có tác dụng phá huyết, tiêu ích, thông kinh. Chữa các chứng bệnh: tích huyết sinh đau bụng, kinh nguyệt bế tắc, ăn uống không tiêu, tích tụ lại.

    • Liều dụng: 3- 10g (sắc ,tán bột) thường dùng phối hợp với các vị khác.

    • Lưu ý: người cơ thể yếu mệt, phụ nữ có thai không được uống. Cần phối hợp với nhân sâm, bạch truật đối với người yếu mệt (Trung Quốc không dùng cây này).

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan