NGHỆ TRẮNG – NGHỆ XANH
-
NGHỆ TRẮNG
-
Tên khoa học: Curcuma aromatic Salisb, họ Gừng (Zinggiberaceae). Tên khác Uất kim – ngải trắng – nghệ sủi – bạch ty uất kim.
-
Bộ phận dùng: Rễ 9củ nhánh từ thân – rễ) đã chế biến khô của cây nghệ trắng. Được ghi nhận vào Dược điển TQ.
-
Mô tả: Cay thảo, cao 0,5 – 1m, thân – rễ khỏe, có nhiều rễ nhánh phình thành củ nhỏ, ruột màu ngà, lá hơi rộng, to hình trứng nhọn, dài 30 – 60cm, rộng 10 – 20cm, lá xanh 1 màu, mặt trên hơi nhẵn, mặt dưới rất nhiều lông, mềm, mượt. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc hoa màu tím ở phiến ngoài của tràng hoa màu vàng trên phiến giữa. Mùa hoa tang 4 – 6. Cây nghệ trắng được trồng ở nhiều nơi nhưng ít hơn nghệ vàng, nghệ đen, nghệ xanh.
-
Thu hái chế biến: Mùa thu hay mùa đông thì đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt những rễ phụ để riêng đem phơi hay sấy khô là được.
-
Công dụng: Theo Đông y, uất kim vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết, tiêu ứ, thông mật. Dùng chữa các chứng bệnh nôn, thổ, tiểu ra máu, chảy máu cam, rối loạn kinh nguyệt, đau ngực, biến ăn, hoàng đản.
-
Liều dùng: 3 – 8g, tán bột, sắc uống.
-
Lưu ý: Phụ nữ có thai không được uống.. Người âm hư, không có ứ trệ không uống; kỵ với ĐInh hương.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa viêm gan mạn tính, đau tức viêm gan do bị ngộ độc, xơ gan thời kỳ đầu:
-
-
Uất kim
9g
Đan sâm
9g
Đương quy
9g
Bạch thược
3g
Đảng sâm
9g
Trạch tả
9g
Hoàng tinh
9g
Hoài sơn
9g
Sơn tra
9g
Thần khúc
9g
Tần giao
9g
Hoàng kỳ
18g
Nhân trần
18g
Cam thảo
9g
Sinh địa
9g
Rễ cây chàm (bản lam căn)
9g
Tán đều thành bột mịn, làm hoàn với nước (hoặc sắc uống). Thuốc bột mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần trước bữa ăn sáng và tối với nước ấm. Uống 1 đợt 6 ngày thì nghỉ 1 ngày, liền 6 tuần, nghỉ tuần tuần. Lần hai cũng như vậy.
-
-
Bài số 2: Chữa đau bụng trước khi thấy kinh, đau do can uất:
-
-
Uất kim
9g
Sài hồ
9g
Đương quy
9g
Bạch thược
9g
Mẫu đơn bì
9g
Hoàng cầm
9g
Hương phụ
6g
Chi tử
6g
Bạch giới tử
5g
Sắc uống.
-
NGHỆ XANH
-
Tên khoa học: Curcuma zedoaria Roscoe,họ Gừng (Zingiberaceae); tên khác Nga truật – ngải tím.
-
Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây nghệ xanh. (Rhizoma Curcumae Zedoariae).
-
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 1,5m. Thân – rễ (củ) hình con quay, những rễ con cũng có những củ phụ nhỏ hơn. Lá có đốm đỏ ở gốc chính, lá to hình trứng nhọn, dài 25 – 60cm, rộng 7 – 10cm. Cụm hoa mọc từ đất lên, thường nhô lên trước khi có lá. Lá bắc ở dưới màu xanh nhạt, lá bắc ở trên màu vàng và đỏ. Hoa vàng tươi, môi lõm ở đầu. Cây mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi.
-
Thu hái và chế biến: Đào thân rễ (củ) tháng 12, rửa sạch đất, cắt rễ con để riêng, đem phơi sấy khô là được.
-
Công dụng: Theo Đông y, nga truật vị đắng, cay, tính ấm,, vào kinh Can. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ, hành khí, giảm đau, giúp tiêu hóa, thức ăn bị tích trệ. Dùng chữa các chứng bệnh: phụ nữ tắc kinh, bụng chướng đau, do khí huyết bị ứ trệ đau sườn, chấn thương, ăn uống không tiêu. Theo một số tài liệu tinh dầu nga truật dùng chữa ung thư tử cung thời kỳ đầu, đã đạt một số kết quả nhất định.
-
Liều dùng: 4 – 8g.
-
Lưu ý: Người thể hư, yếu mệt, không có tích trệ, phụ nữ có thai không được uống.
-
-
Một số ứng dụng của vị thuốc:
-
Bài số 1: Chữa tắc kinh, đau bụng: Nga truật 6g; Thục địa 10g; Xuyên khung 5g; Bạch thược 10g; Bạch chỉ 10g. Tan bột trộn đều. Mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
-
Bài số 2: Chữa chấn thương, gãy xương:
-
-
Nga truật
6g
Đào nhân
6g
Qui vĩ
12g
Xích thược
3g
Cốt toái bổ
3g
Hồng hoa
3g
Ô dược
6g
Sinh địa
10g
Tam lăng
3g
Uy liinh tiên
3g
Tục đoạn
3g
Lấy nửa nước, nửa rượu, sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp