CÁC BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP – PHẦN IV – THUỐC TRỊ BỎNG 2

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chúng ta có nguy cơ hay gặp những chấn thương khác nhau như Bong gân, sai khớp, choáng, ngất, sai khớp, các vết thương phần mềm, thậm chí gãy xương, chảy máu, bỏng, viêm cơ, ung nhọt... Chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc quí được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian và điều trị của nhiều lương y từ xưa đến nay, hy vọng sẽ mang lại tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

  1. THUỐC BÔI TRÀ NGHỆ
  • Dùng Lá chè xanh 100g; Nghệ vàng già 50g; (lượng thuốc nhiều ít điều chỉnh theo tỷ lệ trên tùy vết thương nhỏ hay lớn).
  • Chủ trị: Vết bỏng da chưa kịp rộp bọc nước, hoặc đã bị rộp nước đã vỡ loét.
  • Cách dùng: Hai vị trên rửa sạch để riêng, giã nhỏ từng vị vắt lấy nước nguyên chất, trộn đều 2 nước lại với nhau. Dùng Bông thâm chấm vào vết bỏng, bôi liên tục hoặc dùng bông gạc thấm nước này đắp lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút bông nóng thì thay miếng khác. KHi đã đỡ đau rát thì khoảng 30 – 40 phút thay băng gạc một lần.
  1. CAO XOAN NHỪ (XOAN TRÀ)
  • Dùng Vỏ cây Xon nhừ (xoan trà) tươi.
  • Chủ trị: Các vết bỏng mới, bỏng độ II – III, các vết thương nông, rộng chưa nhiễm khuẩn.
  • Cách dùng – liều dùng: lượng dùng tùy ý, gọt bỏ lớp vỏ thô ngoài, rửa sạch thai snhỏ cho nước ngập thuốc 5 cm, nấu sôi trong 2h gạn lấy nước thuốc lọc trong, cô thành cao lỏng sền sệt. Rửa sạch vết bỏng, nếu có bọc nước thì chích cho chảy hết nước, thấm khô. Dùng tăm bông chấm cao này phết kín vết thương, để ngỏ không cần che gạc hay đắp bông, khi khô thuốc sẽ tạọ thành lớp màng che phủ vết thương. Hôm sau thấy chỗ nào thuốc bị nứt làm nước chảy ra thì lấy bông sạch thấm khô sau đó tiếp tục bôi thuốc phủ kín. Hai ngày sau rửa lại vết thương bằng nước thuốc rửa vết thương, vết bỏng sau đó thấm khô và bôi thuốc cao mới phủ kín vết thương như trên.
  1. CAO VỎ SUNG
  • Dùng Vỏ cây sung tươi.
  • Chủ trị Bỏng mới, chưa nhiễm khuẩn.
  • Cách dùng – liều dùng: Cỏ cây sung tươi lượng dùng tùy ý, rửa cạo sạch bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ cho nước ngập thuốc 5 cm nấu sôi trong 2h gạn lấy nước thuốc lọc cho trong, cô thành cao lỏng sền sệt.
    • Rửa sạch vết thương, nếu có bọc nước chích chảy hết nước rồi lấy bông sạch lau khô, dùng tăm bông chấm thuốc bôi phủ kín vết thương, phủ 1 lớp gạc mỏng không cần băng. Ngày bôi 3 – 4 lần.
  1. CAO ĐÀO KIM KHƯƠNG  HOÀNG
  • Lá Đào kim nương (Lá sim) tươi 5kg; Khương hoàng già tươi 700g;
  • Chủ trị: Các vết bỏng đã bị loét hoặc các vết thương phần mềm đang sưng đau, hoặc đã bị nhiễm khuẩn có mùi hôi thối.
  • Cách dùng: Lá sim tươi rửa sạch cho vào thùng inox đổ ngập nước khoảng 10cm, nấu sôi trong 4 – 5giờ cạn còn khoảng 1 lít, gạn lọc lấy nước thuốc.
    • Nghệ rửa sạch cắt bỏ rễ con, thái mỏng giã ép lấy nước cốt Nghệ cho vào nước lá Sim, quấy đều cô thành cao lỏng sền sệt.
    • Khi dùng rửa vết thương, thấm khô, lấy bông thấm sạch chấm cao lá sim Nghệ bôi phủ lên vết thương, Ngày 2 – 3 lần.
  1. CAO KHƯƠNG HOÀNG NGƯU THIỆT THẢO
  • Dùng Khương hoàng khô 500g; Ngưu thiệt thảo (Cây chút chít) khô 500g; Dầu thực vật 3kg; Tùng hương, sáp ong đủ dùng;
  • Chủ trị: Các vết bỏng sâu, các vết thương phần mềm rộng, sâu mới bị hoặc đã bị nhiễm khuẩn viêm tấy có mùi hôi thối.
  • Cách dùng – liều dùng: Nghệ, Chút chít rửa  sạch thái nhỏ mỏng, phơi khô cho vào xong đổ dầu vào đun sôi kỹ 3 – 4h, xác thuốc nổi lên có màu đen thì tắt lửa, để dầu bớt nóng lọc qua vải bỏ bã. Đem cân dầu thuốc để tính tỷ lệ cho Sáp ong và Tùng hương như sau:
    • Cứ 1kg Dầu thuốc thì cho 180g Sáp ong và 150g tùng hương. Đem nấu lại cho sôi tan hết sáp ong và tùng hương. Lọc lại đổ vào lọ thủy tinh hay bát rộng miệng dùng dần.
    • Khi dùng rửa sạch vết thương, dùng bông thấm khô, lấy gạc sạch phết 1 lớp cao mỏng lên mặt gạc dán kín vết thương, ngày thay thuốc 2 lần. Vết thương nhiều mủ thay thuốc 3 lần, không nên bôi cao dày làm giảm tác dụng.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan