MỘT SỐ CÁCH GIẢM ĐAU DẠ DẦY NGAY TỨC KHẮC THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Đau tức vùng thượng vị, đau bụng, đau dạ dày, chướng dbụng đầy hơi là triệu chứng hay gặp của những người có các bệnh về dạ dày, tá tràng và nó cũng là sự ám ảnh của người bệnh mỗi khi bị đau khi đang làm việc, đang đi trên đường hay những lúc cần tập trung tinh thần cao.

Các bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau đơn giản bằng các thảo dược và  theo Y học cổ truyền dưới đây sẽ giúp bạn tạm thời giảm triệu chứng đau, vừa an toàn, vừa hiệu quả:

  1. Bạn có thể dùng củ gừng tươi: Là gia vị quý,  Theo sách “Bản thảo cương mục” Gừng đắng mà không hôi tanh, có thể ăn sống, ăn chín, ngâm dấm, ngâm muối, xào với mật, đường, dùng làm thuốc rất tốt. Theo “Thần nông bản thảo kinh” Gừng có tác dụng hòa tỳ vị, trừ tỳ vị hư hàn, do vậy, khi đau dạ dày các bạn có thể dùng gừng tươi theo cách sau: Rửa sạch nhai sống khoảng một lát từng chút một; nếu không ăn sống được bạn có thể pha với nước trà loãng thành 1 cốc trà gừng ấm rồi uống từng chút một, (với những người bệnh có loét dạ dày, tá tràng thì không uống nước nóng); khi đi xa bạn có thể mang theo một vài chiếc kẹo gừng cũng là một cách hay.
  2. Dùng nghệ kết hợp với mật ong: Củ nghệ là gia vị quen thuộc với chúng ta; Các bạn có thể dùng nghệ cùng với mật ong để giảm đau tạm thời; đây cũng là bài thuốc quý chữa đau dạ dày: bạn hãy pha khoảng 1 đến 2 thìa cà phê tinh bột nghệ với khoảng 150ml nước rồi cho thêm 1 đến 2 thìa mật ong vào rồi uống từng ngụm nhỏ. Bạn cũng có thể viên mật nghệ với mật ong thành viên hoàn để dùng dần.
  3. Bạc Hà: Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam”: Bạc hà là vị thuốc thơm, cay mát không độc vào hai kinh phế, can có tác dụng tán phong nhiệt, giảm đau bụng, đầy bụng ăn không tiêu. Bạn có thể nhai và nuốt vài lá sống hoặc pha trà uống cũng tốt. Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai vì thành phần gây cảm giác tê cay của bạc hà (mentola) có ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn của trẻ.

     
  4. Các bạn có thể dùng nước muối ấm để giảm tạm thời cơn đau: Muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng làm sạch đường tiêu hóa; giảm cơn đau và co thắt đại tràng đặc biệt với người có đau do co thắt. Các bạn hãy pha muối hạt sạch với nước ấm đủ dùng (vừa với khẩu vị của bạn) sau đó uống từng ngụm nhỏ. (không uống nóng với những người có loét dạ dày).
  5. Chườm ấm: là một biện pháp đơn giản nhưng cũng hiệu quả: các bạn có thể rang muối rồi bọc vào một miếng vải sạch chườm lên bụng khi đau, nếu đơm giản hơn các bạn có thể cho nước đủ nóng vào 1 chai thủy tinh hoặc chai nhựa rồi chườm; nếu vẫn thấy chưa tiện hãy dùng khăn nhúng vào nước nóng sau đó rồi chườm lên bụng. Việc này giúp tăng tuần hoàn, cải thiện hệ thống tiêu hóa của bạn.

Các bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau dù cho đó là thuốc chỉ định dành riêng cho bạn. Nó sẽ làm hại gan thận của bạn. Các cách trên chỉ có tác dụng tạm thời chứ không phải là bài thuốc chữa lâu dài, các bạn nên khám và điều trị để dứt điểm hoàn toàn các cơn đau cũng như nên có cách sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của dạ dày và của bản thân mình.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan