CỦ ẤU - THANH NHIỆT, KIỆN TỲ
Cây Ấu là loài thực vật thủy sinh mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: đỏ, ấu 2 sừng, 3 sừng và 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất dinh dưỡng.
Trong “Danh y biệt lục” viết: Củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu, ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ.
Theo “Bản thảo cương mục”, củ ấu vị ngọt chát, tính bình, có công dụng ngừng thoát tả, giải độc, tiêu thũng, thường dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, loét dạ dày…mỗi lần dùng 30 đến 60g. Củ ấu đốt toàn tính, tán thành bột, trộn với dầu vừng dùng bôi ngoài cho trĩ, mụn nước, nhiễm trùng sưng ngoài da, đun nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng.
Y học hiện đại phân tích và tìm thấy trong củ ấu nhiều gluxit, đường, protein, chứa nhiều vitamin A, B1, C,D…và một số men có tác dụng nhất định trong trị bệnh ung thư gan và dạ dày.
Tuy vậy củ ấu không nên ăn nhiều vì sẽ gây trệ khí, những người có u cục ở ngực bụng không được dùng.
Một số bài thuốc dùng củ ấu:
- Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu thành cháo cho thêm 20g mật ong vào trộn đều mà ăn.
- Hư nhiệt, phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g; câu kỳ tử 6g; hoàng cầm 6g; cam thảo chế 6g; sắc uống.
- Say rượu: thịt củ ấu tươi 250g nhai nuốt
- Tỳ vị hư nhược: Thịt củ ấu 50g; bạch truật 15g; hồng táo 15g; sơn tra 10g; sơn dược 15g; kê nội kim – màng mề gà 6g; cam thảo chế 3g, sắc uống.
- Đại tiện ra máu: Vỏ củ ấu 60g, địa du 15g; tiêu sơn căn 6g; ô mai 10g; cam thảo chế 6g, sắc uống.
- Bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu vừng để bôi hoặc đắp.
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.