CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ ÍCH – PHẦN 1

Thuốc bổ ích còn gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “ bổ cái hư” và “ích cải tổn” là một trong những phương pháp chữa bệnh.

Thuốc này có tác dụng bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để có bệnh thì chữa – không bệnh thì cường thân – Các loại thuốc đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định.

Thuốc bổ ích có thể quy vào bốn loại là bổ khi, bổ dương, bổ huyết, bổ âm.  Bốn loại này chỉ là theo Âm dương khí huyết của toàn thân mà phân ra và quy nạp các tác dụng của thuốc bổ ích mà thôi. Theo tác dụng bổ ích ngũ tạng để phân tích, sách Nam kinh nói tổn ở Phế thì ích khí của nó, tổn ở tâm phỉa hòa dinh vệ, Tổn ở tỳ phải điều hòa ẩm thực, thích ứng hàn ôn, tổn ở can thì phải hoãn trung, tổn ở thận phải ích tinh của nó, đó là phương pháp cụ thể về bổ ích ngũ tạng. Theo như kinh nghiệm của các lương y  nhiều đời và thực tế lâm sàng trong Bổ ích ngũ tạng đều phải chú trọng đến hai tạng tỳ và thận. Về bổ khí thì chú trọng đến tỳ phế hoặc tâm tỳ; về bổ dương chú trọng đến tỳ thận. Vì vậy lúc dùng thuốc bổ ích không chỉ căn cứ tình hình âm dương khí huyết toàn thân mà còn căn cứ trên phân tích tỷ mỉ tạng phủ  nào hư tổn mới có thể phong tay chữa bệnh được, lúc bị ngoại cảm không nên dùng thuốc bổ. Phương pháp sắc thuốc bổ là nên ngâm thuốc vào nước chứng 1 ngày rồi đun lửa to cho sôi sau đó dùng lửa nhỏ đun thành nước cốt đặc. Mỗi thang thường đun 3 lần, trộn 3 lần nước thuốc gạn ra được với nhau rồi mới chia thành phần để uống.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc bổ ích khí được tổng hợp từ nhiều nguồn giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo

  1. KIỆN TỲ ÍCH KHÍ THANG (TỨ QUÂN TỬ THANG – Hòa tễ cục phương)
  • Dùng các vị: Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8 – 12g; Bạch truật 8 – 12g; Phục linh 12g; Chích cam thảo 4g;
  • Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc thuốc rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung. Chữa các chứng bệnh Tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện phân nát, mạch mềm yếu, rêu mỏng tráng. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu mà có chứng nói trên đều dùng được.
  • Giải: Bài này dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ, bổ khí khác thường từ đây mà biến hóa. Bài này dùng nhân sâm bổ khí và Bạch truật kiện tỳ vận thấp phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu, Phục linhthấm khô giúp Bạch truật kiện tỳ vận thâó, Cam thảo cam bình giúp nhân sâm ích khí hòa trung. Tác dụng của tianf bộ bài thuốc bổ khí mà không trệ thấp, thúc đẩy cơ năng vận hóa của tỳ vị giúp ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe. $ vị thuốc mà bài thuốc này chọn, dược tính bình hòa, có thể fùng lâu được không gây tác dụng xấu. Cho nên cục phương gọi là Từ quân tử thang để nói tác dụng bình hòa của nó.
  • Phụ phương:
    • Dị công tán: Là bài này gia Trần bì. DO trần bì là thuốc chính để lý khí hành khí sau khi phối hợp với Sâm, Truật, tăng thêm tác dụng kiệnntỳ, hòa vị, lý khí nên thích hợp với người bệnh tỳ vị hư nhược mà khí trệ không sướng. Thường dùng chữa trẻ em tiêu hóa không tốt.
    • Kiện tỳ hóa đàm thang: CÒn gọi là lục quân tử thang tức bài này gia thêm Trần bì, Bán hạ cũng là Nhị trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) gia Sâm, Truật, Bán hạ, Trần bì là thuốc chính thấp hóa Đàm sau khi phối với bài này trở thành phương thuốc tiêu biểu về kiện tỳ hóa đàm. Trong lâm sàng thường dùng cho người bệnh tỳ vị hư nhược mà đàm thấp, viêm chi khí quản mạn tính, đường tiêu hóa mất chức năng điều hòa.
    • Kiện tỳ hòa vị thang tức là Kiện tỳ hóa đàm thang gia Mộc hương (hoặc hương phụ), Sa nhân. Các vị thuốc gia thêm đều có mùi thơm làm tĩnh bì, hòa vị sướng trung, điều lý khí cơ. Bài này trọng điểm là hòa vị sướng trung chữa các chứng tỳ vị hư nhược, vùng bụng đau lâm râm hoặc ngực tức khò khè, nôn mửa hoặc bụng sôi đại tiện lỏng.
    • Kiện tỳ nhu can thang còn gọi là Quy thược lục quân tử thang tức là Kiện tỳ hóa đàm thang gia Đương quy, Bạch thược. Hai vị này là vị thuốc chủ yếu dưỡng huyết nhu can, sau khi gia vào bài thuốc này trở thành phương thuốc cùng chữa can tỳ, điều hòa khí huyết chữa các chứng khí huyết không đủ, can tỳ cùng có bệnh, toàn thân hư nhược, ăn uống giảm sút, ngực tức bụng chướng, thăng hóa, ít ngủ. Thường dùng chữa chứng viêm gan mạn tính, gan bị xơ cứng, kinh nguyệt không đều và các bệnh mạn tính. Nếu thấy lước đỏ mà rêu ít có thể bỏ Bán hạ tức là Quy thược dị công tán để khói quá tân táo mà tổn thương âm dịch.
    • Sâm linh Bạch truật tán. Tức bài này gia Biển đậu, Sơn dược, Hạt sen, cát cánh, Ý dĩ, Sa nhân có bài còn gia thêm Trần bì, những vị thuốc được gia thêm phần lớn là tu dưỡng tỳ vị lý khí hóa đàm, trị tỳ phế khí hư, sức yếu khí ít, ăn ít đại tiện lỏng hoạc ho đờm lâu là phương thuốc tiêu biểu về dướng tỳ bổ phế.
    • Thất vị Bạch truật tán: Tức bài này gia Cát căn, Hoặc hương, Mộc hương. Do gia thêm Cát căn thang để chỉ tả, Hoắc hương có mùi thơm hóa thấp. Mộc hương điều khí sướng trung nên chuyên trị tỳ hư tiết tả nhất là với trẻ dùng càng tốt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan