CÁNH KIẾN TRẮNG (NHỰA CÂY BỒ ĐỀ)

  • Tên khoa học: Stỷax tonkinensis Pierre họ Bồ đề, còn gọi là An tức hương.

  • Bộ phận dùng: Nhựa thơm đã chế biến khô lấy ở thân cây Bồ đề. Đã được ghi nhận trong Dược điển.

  • Mô tả cây: Cây bồ đề là một cây khá lớn, thân gỗ cứng, cao 10 – 20m. Lá mọc so le có cuống phiến lá nguyên hình trứng, nhọn dài ở đầu không cuống, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ có màu trắng, thơm, mọc thành chum. Quả hình cầu cỡ 10 – 16mm đường kính.

  • Thu hái và chế biến: Vào lúc cây ra hoa, khía trích ngang thân cây. Sau vài tháng nhựa sẽ khô, khi trời khô ráo tách lấy nhựa ra là được.

    • Cánh kiến trắng thành từng cục to nhỏ, không đều, rời, màu trắng vàng nhạt (có khi màu nâu nhạt, đục). Mùi thơm đặc biệt dễ chịu như vani. Gần như không tan trong nước, tan gần hết trong cồn. Dung dịch cánh kiến trắng trong cồn đổ vào nước sẽ cho một nhũ dịch màu trắng sữa. Cánh kiến trắng màu vàng nhạt, thơm, ít tạp chất là tốt. Nếu màu nâu sẫm, ít thơm, nhiều tạp chất là kém.

  • Công dụng: Theo Đông y, cánh kiến trắng: vị cay đắng, tính bình, vào các kinh Can, Tỳ. Có tác dụng khai khiếu, cấp cứu hồi sinh, ngoài ra còn trừ đờm, lưu thông máu, giảm đau. Dùng để chữa các chứng bệnh: viêm khí quản mạn, người già tức ngực, khó thở, phụ nữ bị ngất choáng sau khi sinh. Nếu dùng ngoài da sát khuẩn nhẹ, làm các thương mau lành. Liều dùng uống từ 1 – 3g thường dưới dạng thuốc bột hay hoàn.

    • Người Âm hư hỏa vượng không dùng.

  • Bài thuốc chữa đau bụng, tức ngực do đầy trệ khí (đầy hơi):

Cánh kiến trắng

9g

Hoắc hương

9g

Trầm hương

6g

Đại hồi

9g

Đinh hương

6g

Hương phụ

9g

Mộc hương

9g

Sa nhân

9g

Cam thảo

9g

 

 

Tán bột, làm viên (luyện với mật ong). Mỗi lần uống 3 – 4g (với nước sắc tía tô).

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp​

Bài viết liên quan