HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM – VẤN ĐỀ LƯU Ý

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng hen phế quản có xu hướng tăng lên, cho dù cơ chế bệnh sinh được hiểu hơn, biện pháp điều trị hoàn thiện hơn. Với tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bui, hóa chất…thêm vào đó là sự kiểm soát bệnh kém, lạm dụng thuốc…càng làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn.

  1. Khái niệm: Hen phế quản được định nghĩa là rối loạn mãn tính do viêm tại đường hô hấp ở người có cơ địa mẫn cảm gây ra những đợt khó thở, khò khè, nặng ngực và ho, đặc biệt là là hay xảy ra về đêm và gần sáng.

Tình trạng viêm mãn tính này gây ra hiện tăng tình trạng đáp ứng (phản ứng) với yếu tố và tác nhân khác nhau. Theo các nghiên cứu, hen phế quản thường gặp và nặng hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ, nhưng sau 20 tuổi nữ giới có xu hướng bị cao hơn nam giới do sự thay đổi kích thước và tương quan đường thở về mặt giải phẫu.

  1. Yếu tố nguy cơ:
  • Yếu tố di truyền: có cha hoặc mẹ hen phế quản.
  • Có cơ địa dị ứng, dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ.
  • Tăng đáp ứng phế quản.
  • Giới tính: trẻ nam dễ bị hơn trẻ nữ nhưng nữ giới dễ mắc hơn nam giới .
  • Những yếu tố môi trường: dị nguyên súc vật, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm ký sinh trùng.
  • Kinh tế gia đình thấp, ở đông đúc, chật chội.
  • Chế độ ăn uống và dùng thuốc không hợp lý.
  • Béo phì.
  1. Triệu chứng:
  • Giai đoạn khởi phát: bắt đầu bằng: hắt hơi, ngữa mũi, họng chảy nước mũi, mắt, đổ mồ hôi, ho. Khó thở ban đầu là nhẹ, khó ở thì thở ra có tiếng khò khè; khó thở tăng dần, thở ồn ào, ngồi dậy, co rút các cơ gian sườn.
  • Giai đoạn toàn phát: khó thở nhiều hơn do phù nề niêm mạc phế quản; do xuất tiết nên bệnh nhân ho tăng lên; Bệnh nhân có thể có tím tái, rối loạn tri giác vận dụng cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn, cánh mũi…bệnh nhân khó thở cả thì thở ra và thở vào, nói ngắt quãng, trẻ nhỏ bú khó, khóc yếu.
  1. Điều trị Hen phế quản:

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính ở phế quản điển hình bằng những đợt tắc nghẽn lan tỏa của phế quản gây ra cơn khó thở cấp cho bệnh nhân, cho nên điều trị không chỉ là cắt cơn hen phế quản mà còn cần tiếp tục điều trị chống viêm mãn ở phế quản cho trẻ em - quá trình này đòi hỏi sự hợp tác lâu dài giữa thày thuốc và bệnh nhân hoặc gia đình người bệnh.

Thuốc điều trị hiện nay đa dạng tuy nhiên không thể tùy tiện và lạm dụng thuốc sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn hoặc tình trạng không đáp ứng thuốc. Cần phải khám và tuân thủ sự hướng dẫn về dùng thuốc của thày thuốc:

Đối với cơn hen phế quản nhẹ và trung bình:

- Điều trị ban đầu:

* Khí dung và thuốc theo hướng dẫn của thày thuốc. Nếu cơn nhẹ hoặc không có máy khí dung có thể dùng bình định liều xịt 2 lần, mỗi 20 phút; lặp lại 3 lần nếu chưa cắt cơn.

* Chỉ định dùng Corticoides uống khi: Cơn hen phế quản trung bình; Cơn hen không đáp ứng hoặc đáp ứng không hoàn toàn sau liều Bêta β2 giao cảm đầu tiên; Bệnh nhân đang điều trị Corticoides hoặc có tiền căn cơn hen phế quản nguy kịch đã nằm hồi sức.

- Điều trị tiếp theo:

Nếu trẻ có đáp ứng tốt với thuốc: hết khó thở, không thở ran rít, tiếp tục β2 giao cảm khí dung hoặc xịt mỗi 4 – 6h, trong 24 giờ; Prednisolon uống nếu đã dùng trong 5 đến 7 ngày.

Nếu đáp ứng không hoàn toàn: giảm khó thở, còn ran rít, còn tái phát sau 3h: Khí dung β2 giao cảm mỗi giờ (tối đa 3h) cho đến khi cắt cơn. Prednisolon uống. nếu vấn không đáp ứng chuyển điều trị nặng.

Đối với các trường hợp bệnh tăng nặng hoặc đe dọa suy hô hấp có phác đồ và theo dõi sát sao theo phác đồ cấp cứu, nếu ở nhà cần chuyển viện ngay.

Trong điều trị Hen phế quản cấp tính không sử dụng thuốc an thần; không được dùng các thuốc có tính kích thích đờm, không sử dụng vật lý trị liệu.

  1. Quản lý Hen tại nhà

Chăm sóc trẻ có hen phế quản thích hợp giúp giảm hoặc không còn cơn hen phế quản cấp, không có triệu chứng về đêm và ban ngày, giữ cho bệnh nhân luôn khỏe mạnh. Do vậy cần thiết:

  • Tránh những yếu tố nguy cơ: không tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Dùng thuốc đúng cách.
  • Hiểu rõ thuốc ngừa và thuốc cắt cơn.
  • Tự theo dõi tình trạng cá nhân bằng các triệu chứng lâm sàng và chỉ số lưu lượng đỉnh nếu trẻ trên 5 tuổi.
  • Nhận biết những dấu hiệu nặng và xấu đi để xử lý tại chỗ trước khi chuyển viện.
  • Nhận biết thời điểm cần đi khám và cấp cứu đúng lúc để phòng các cơn hen nặng.
  • Gia đình cần phối hợp với thày thuốc để soạn thảo kế hoạch quản lý hen cho phù hợp với bệnh và tình hình thực tế.

  1. Phác đồ điều trị phòng ngừa theo thang bậc:

 *Tài liệu tham khảo: Bệnh học Nhi khoa – ĐH Y Dược TPHCM.

Đông y Thiện Tri Thức biên tập.

Bài viết liên quan