BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH – COPD

Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD trên thế giới đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 và dự báo có nguy cơ tăng cao trong nhiều năm tới.  Việt nam có tần số mắc cao đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ 6,7% năm 2008 và 9,4% năm 2015. Bệnh có liên quan mật thiết đến tình trạng hút thuốc lá nhưng tại nước ta tỷ lệ hút thuốc vẫn còn rất cao với xấp xỉ 48% đấy là chưa kể tình trạng hút thuốc lá thụ động [1].

COPD gây gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam. Bệnh nhân COPD thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và trong phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân COPD thở máy [2]. Vậy COPD là gì và cần được quan tâm như thế nào. Chúng tôi xin giới thiệu ngắn gọn một vài nội dung về bệnh giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về bệnh cũng như có cách chăm sóc phù hợp.

  1. Khái niệm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD ) là tình trạng rối loạn và hạn chế thông khí không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.


     
  2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
    • Thuốc lá:
      • Là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong.
      • 80% - 90% bệnh nhân có hút thuốc.
      • Trẻ em ở gia đình có hút thuốc có tỷ lệ viêm đương hô hấp cao hơn bình thường.
    • Ô nhiễm môi trường: tiếp xúc với khói bui và hóa chất.
    • Nhiễm trùng đường hô hấp làm tổn thương biểu mô phổi, làm giảm tính phản ứng của phế quản tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
  3. Giải phẫu bệnh: Các thay đổi về mô học
    • Phì đai tuyến tiết nhày.
    • Vòng xoắn tổn thương và phá hủy thành phế quản dẫn đến tái cấu trúc thành phế quản làm tăng thành phần collagen và tổ chức sẹo làm hẹp lòng và gây tắc vĩnh viễn đường thở.
    • Sự phá hủy nhu mô phổi, gây giãn phế nang trung tâm hoặc tiểu thùy, phá hủy rường mao mạch phổi; mất cân bằng men proteinase và antiproteinnase là cơ chế chính gây phá hủy phổi vì giãn phế nang.
    • Dày thành mạch do tăng khối lượng cơ trơn và collagen thành mạch.
  4. Biểu hiện lâm sàng:

Bệnh nhân thường trên 50 tuổi có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc khói bụi độc hại

  • Ho nhiều, ho về buổi sáng, ho cơn hoặc hung hắng có thể kèm khạc đờm hoặc không.
  • Đờm: nhày, trong, trừ khi cấp có thể xanh hoặc vàng đục.
  • Khó thở: xuất hiện dần đặc biệt khi gắng sức cùng với ho; ở giai đoạn muộn có khó thở liên tục.
  • Bệnh nhân có thở kiểu mím môi khi gắng sức.
  • Sử dụng một cách rõ rệt các cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
  • Sử dụng cơ bụng khi thở ra (nghịch thường); đường kính của lồng ngực tăng (hình thùng).
  • Gõ vang nếu có giãn phế nang.
  • Tiếng tim nhỏ, mờ, rì rào phế nang giảm, ran rít và ran ngáy.
  • Có thể có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi: mắt lồi, nhịp tim nhanh tĩnh mạch cổ nổi đập theo nhịp tim, gan to đập theo nhịp tim; đau hạ sườn phải và có thể lan ra sau lưng. Phù chân và cổ chướng.

  1. Điều trị:
    • Loại bỏ những yếu tố nguy cơ: thuốc lá, ô nhiễm không khí, điều trị triệt để nhiễm khuẩn hô hấp cấp; giữ ấm mỗi khi ra ngoài, cần thăm khám và điều trị sớm ngay từ đầu.
    • Ở giai đoạn ổn định: theo dõi và quản lý bệnh tốt giám sát chất lượng không khí, loại bỏ những yếu tố nguy cơ, nâng cao kỹ năng dùng thuốc, thay đổi thói quen và sinh hoạt nhằm nâng cao khả năng tự quản lý sức khỏe, thực hiện chiến lược tập thở, nhận biết dấu hiệu cần thiết để đi gặp bác sỹ.
    • Điều trị dùng thuốc theo giai đoạn:

Tham khảo:

[1] http://suckhoedoisong.vn/viet-nam-co-ti-le-mac-copd-cao-nhat-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-n113957.html.

[2] Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Việt Nam - The actuality of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in Viet Nam PGS.TS. Lê Thị Tuyết Lan Khoa Bệnh Hô hấp Đại Học Y - Dược Tp HCM, Việt Nam; J Fran Viet Pneu 2011; 02(04): 1-90 ã 2011 JFVP. All rights reserved. www.afvp.info; JOURNAL FRANCO-VIETNAMIEN DE PNEUMOLOGIE Journal of French-Vietnamese Association of Pulmonology

- Bài giảng bệnh học hô hấp – hệ đại học và sau đại học – ĐH Y khoa Hà Nội.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan