QUẢ ĐU ĐỦ CHỮA ĐAU DẠ DÀY THẾ NÀO?

Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon, có hương vị độc đáo, được người Trung Quốc xưa xưng là vua quả Lĩnh Nam.

Theo “Trung Dược đại từ điển”, đu đủ chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng, diệt khuẩn. Men Protein trong đu đủ giúp tiêu hóa protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chân gối mỏi… Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.

Người Quảng Đông có một món ăn là đu đủ hầm đường phèn. Cách làm đơn giản là 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng đựng trong bát to cho đường phèn vào hầm cách thủy. Món ăn ngon và có hương vị đặc trưng dùng được cho cả người già và trẻ em giúp thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. ăn vào mùa thu có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi tan đờm.

Một số bài thuốc bằng trái đu đủ:

  • Viêm dạ dày: Đu đủ 30g; táo tây 30g; mía 30g, sắc uống.
  • Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g; gạo nếp 100g, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng – chiều)
  • Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g; ngưu tất 15g; hoàng kỳ 10g; đỗ tương 15g, câu kỳ tử 10g; cam  thảo 3g, sắc uống.
  • Ho do phế hư: Đu đủ 100g, đường phèn 20 – 30g, hầm cách thủy để ăn.
  • Mụn nhọt: Lá đu đủ giá nát, đắp lên mụn nhọt.

    Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan