XƯƠNG BỒ

  • Tên khoa học:
     
    • Acorus tatarinowa Schott – Thạch xương bồ. Theo Dược điển TQ.
    • Acorus gramineus Ait.cx Soland – Thạch xương bồ nhỏ = Acorus pusillus Sieb.
    • Acorus calamus L – Thủy xương bồ - Nê xương bồ (Nê là Bùn), đều thuộc họ Ráy.

Còn được gọi là Acore vrai (Pháp).

  • Bộ phận dùng: Thân, rễ đã chế biến khô của 3 cây Thạch xương bồ, Thạch xương bồ nhỏ, và Thủy xương bồ phơi hay sấy khô. Được ghi nhân trong Dược điển Vn với 2 cây thạch xương bồ và thủy xương bồ, trong khi TQ chỉ gi cây thủy xương bồ.
     
  • Mô tả cây:
     
    • Cây thạch xương bồ là một cỏ nhỏ sống lâu năm, thân rễ mọc ngang. Có nhiều đốt khít nhau, to bằng ngón tay, trên có những sẹo lá. Lá mọc đứng thành dải, dài khoảng 30 – 40cm rộng 2 – 6mm, gân giữa lá đơn độc. Hoa mọc thành bông ở đầu một cán dẹt dài 10 – 30cm, cán này phủ một lá bắc, vượt cao hơn hoa tự rất nhiều. Quả mọng, màu đỏ nhạt, một ngăn, Quanh hạt có một chất gôm nhày. Cây thạch xương bồ mọc hoang ở những khe đá, ven suối.
       
    • Cây tề diệp xương bồ (xương bồ lá nhỏ) cũngmọc hoang ven suối, kẽ đã ở miền núi từ Lao cái đến Khánh hòa, lá nhỏ dài 5 – 20 cm rộng 1, 5 – 3mm.
       
    • Cây thủy xương bổ to và cao hơn thân rễ màu đỏ nhạt, có mùi thơm nồng. Lá hình gươm, dài 50 – 80cm, có khi tới 1,5m, rộng 6 – 30mm, lá bắc cũng dài hơn. Hoa tự mọc thành bông mẫm, cũng to và ngắn hơn, thường dài 4 – 8cm. đường kính 6 – 12mm, hoa 6 cánh màu vàng lục nhạt. Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả tháng 6 – 8. Cây thủy xương bồ mọc nơi đầm lầy, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.
       
  • Thu hái và chế biến: Khoảng tháng 10 – 12 đào lấy những thân rễ xương bồ thật già, rửa sạch đất cát, đặt lên giàn đốt sạch những rễ con và bẹ lá, đồng thời làm bớt nước (không được làm cháy, cần làm nhanh) sau đó dùng dao cắt thành từng đợn dài 8 – 15cm, cắt bỏ những rễ con còn sót lại rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô ở 50  - 60 độc C cho thật khô. Xương bồ mùi thơm, vị hơi tê, không sót bẹ và rễ con, không mốc mọt, vụn nát, không lẫn tạp chất là tốt. TRánh nhầm lẫn với cây Cửu tiết xương bồ, họ Hoàng liên còn gọi là Xương bồ chín đốt cũng dùng thân rễ làm thuốc khai khiếu, trừ đờm (theo Dược điển TQ).


     
  • Công dụng: Theo Đông y, xương bồ vị cay, tính ấm vào 2 kinh Tâm, Can, Có tác dụng khai khiếu trừ đờm, giúp trí nhớ, thông cửu khiếu, làm sáng mắt, thính tai, giúp tiêu hóa trừ phong thấp, tiêu độc. Dùng chữa các chứng bệnh ho, đờm khò khè, khó thở, ngạt mũi, hôn mê, thần kinh suy nhược hay quên, phong tê thấp, hen suyễn. Theo Tây y, thạch xương bồ có tác dụng giúp tiêu hóa, giảm đau, lợi niệu.
     
    • Liều dùng: 2,5 – 5g. Dùng sống sao hay tẩm mật nướng, sắc uống. Dùng ngoài da, chữa mụn nhọt, nghiền, giã, đắp chỗ đau hay có thể tán bột thổi vào mũi chữa ngạt: cũng dùng làm thuốc trừ sâu bọ, chấy, rận. Tây y dùng xương bồ nước làm thuốc khai vị, lợitiểu, giúp tiêu hóa, làm thuốc đánh răng.
       
    • Lưu ý: Người bị thiếu máu, hoạt tinh, ra quá nhiều mồ hôi và phổi nóng không dùng được. Theo nghiên cứu Thạch xương bồ chặn hen tốt hơn thủy xương bồ. Về trừ đờm thì cả hai đều tốt, tuy nhiên dùng liều cao có thể gây ảo thị.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa chứng bệnh đọc sách, học tập hay quên: Quy bản 6g; Long cốt 4g; Viễn chí 6g; Xương bồ 4g. Sao nhẹ, nghiền nhỏ uống pha rượu nhẹ.
       
    • Bài số 2: Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, nhức chân: Sinh xương bồ 4g; Sinh địa hoàng 8g; Sinh địa cốt bì 4g; Sinh khương 4g; Sinh thương lục 2g; Sinh ô đậu (đậu đen sống). Phun qua rượu, phơi khô tán thành bột uống pha rượu nhẹ.
       
    • Bài số 3: Chữa đờm dãi, lấp kín khiếu sinh mê sảng, mất trí: Thạch xương bồ 3g; Cúc hoa 5g; Liên kiều 9g; Mẫu đơn bì 6g; Uất kim 5g; Hoạt thạch 3g; Hạt ngưu bàng 9g; Chi tử (sao) 6g; Nước ép gừng tươi 18g; Sắc uống.
       
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh làm mất tinh dầu, mùi thơm.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan