SUY THẬN MẠN TÍNH – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mãn tính gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với bình thường thì được gọi là có suy thận mạn. Khi thận không còn khả năng duy trì sự hoạt động bình thường được sẽ dẫn đến hàng loạt rối loạn của cơ thể về sinh hóa và lâm sàng.
Có thể nói suy thận là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn của bệnh. Từ chỗ có một số triệu chứng kín đáo giai đoạn ban đầu đến khi có triệu chứng rầm rộ như urê máu tăng cao…và mức lọc cầu thận chỉ còn không được quá 5ml/phút.
Nguyên nhân gây bệnh: Các bệnh thận mạn tính dù khởi đầu là bệnh cầu thận hay ống thận thì dần cũng dẫn đến suy thận mạn.
- Do sự diễn tiến từ bệnh viêm cầu thận mạn. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm tới 40% bắt nguồn từ viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận ở bệnh lupus ban đỏ, đái tháo đường; do hội chứng thận hư.
- Nguyên nhân từ bệnh viêm thận – bể thận chiếm khoảng 30% ca bệnh có nguồn gốc từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính.
- Bệnh mạch thận như: xơ mạch thận lành hoặc ác tính, huyết khối vi mạch thận, viêm quanh động mạch nút, tắc tĩnh mạch thận.
- Các bệnh thận bẩm sinh di truyền hoặc không di truyền: đa nang, loạn sản…
Khi số lượng nephron tổn thương lớn, phần còn lại không bù được hoạt động để ổn định nội môi sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, tuần hoàn…
- Suy giảm mức độ lọc của cầu thận.
- Có rối loạn cân bằng điện giải và Thiếu máu không phục hồi.
- Có tăng huyết áp do quá trình hoạt hóa hệ rennin-angiotensin
Triệu chứng
- Xảy ra tình trạng rối loạn và mất cân bằng nước và điện giải:
- Giai đoạn đầu có đái nhiều, nhất là về đêm có thể dấn đến mất nước và điện giải, nồng độ Na+ và K+ máu giảm;
- Giai đoạn sau có rối loạn nước tiểu, lượng nước tiểu ít dần; rối loạn điện giải; Phù; Tăng huyết áp; Suy tim; Toan máu.
- Phù: thường xảy ra với bệnh nhân suy thận mạn có viêm cầu thận trừ giai đoạn đái nhiều. Phù là hậu quả của một hội chứng thận hư do suy tim kết hợp kết hợp với việc giữ muối và nước. Đối với bệnh nhân có suy thận mạn do viêm thận bể thận thường không có phù trừ khi đã vào giai đoạn cuối phù xuất hiện kèm theo tăng huyết áp và suy dinh dưỡng, suy tim.
- Hội chứng urê máu cao biểu hiện rối loạn nhiều cơ quan:
- Thần kinh: nhức đầu, mệt mỏi, vật vã, co giật và hôn mê.
- Tiêu hóa: ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa.
- Hô hấp: thở nhanh, hơi thở có mùi khai.
- Mạch nhanh, huyết áp cao, có thể viêm màng ngoài tim.
- Thiếu máu: là biểu hiện thường xuyên của suy thận mạn và không hồi phục, suy thận càng nặng mức độ thiếu máu càng nhiều.
- Loạn dưỡng xương do rối loạn chuyển hóa canxi – photspho và thiếu hụt vitamin D.
Các giai đoạn của suy thận:
Suy thận mạn tiến triển có thể tiến triển trong vòng 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn với sự giảm sút số lượng đơn vị chức năng của thận và mức lọc cầu thận. Người ta thường chia suy thận thành 4 giai đoạn theo bảng dưới đây:
Một số yếu tố gây tăng nặng tình trạng suy thận như là:
- Tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp ác tính.
- Có nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc viêm bể thận cấp hoặc dùng các thuốc độc cho thận.
- Có rối loạn nước và điện giải, sử dụng thuốc nước, thuốc lá…
Điều trị trong suy thận mạn:
- Chủ yếu là điều trị bảo tồn tránh gây tăng nặng tình trạng bệnh như điều chỉnh lượng nước và điện giải, chống nhiễm khuẩn, không dùng thuốc có hại cho thận.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt khi có phù và tăng huyết áp. Tuy vậy cần cân đối chế độ ăn nhạt nếu không sẽ dẫn đến hạ Na+ của máu. Uống đủ nước.
- Nếu có tăng huyết áp có thể dùng lợi niệu.
- Chống thiếu máu băng việc bổ xung sắt, vitamin B12, có thể truyền hồng cầu nếu cần; không để tăng kali máu và tăng urê máu.
- Thực hiện lọc máu nếu tình trạng chuyển tăng nặng.
- Ghép thận nếu bệnh nhân đã bước vào giai đoạn cuối hoặc huyển rất nặng, mất khả năng lọc hoàn toàn.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.