MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Thận hư được Friedrich Muller dùng đầu tiên vào năm 1906 để chỉ những bệnh thận mà các tổn thương giải phẫu học không có đặc tính viêm mà chỉ có tính chất thoái hóa.

Đến năm 1908, Munk dùng tiêu đề “Thận hư nhiễm mỡ” để chỉ những bệnh thận có phù, protein niệu nhiều và được cho là do nhiễm mỡ ở ống thận.

Cho đến năm 1937 thì Epstein đề xướng cho rằng thận hư nhiễm mỡ không phải là một bệnh ở thận mà là tình trạng rối loạn chung của cơ thể. Đến năm 1950 dưới sự trợ giúp của kính hiển vi điện tử các nhà khoa học đã nhận thấy không phải là nhiễm mỡ ống thận mà tổn thương cầu thận với nhiều kiểu đa dạng.

Do vậy, các nhà Thận học đều thống nhất dùng khái niệm “Hội chứng thận hư”, tuy nhiên do sự tổn thương đa dạng của cầu thận, danh từ “thận hư” cũng không hoàn toàn chính xác nhưng nó vẫn được dùng vì thói quen.

Vậy Hội chứng thận hư nên được hiểu như thế nào?

Trong bài giảng Bệnh học của Đại học Y khoa Hà Nội ghi rõ:

Hội chứng thận hư  là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận đặc trưng bởi:

  • Phù.
  • Protein niệu cao trên 3,5g/24h.
  • Protein máu giảm dưới 60g.l; albumin máu dưới 30g/l.
  • Lipid máu trên 90mg%; Cholesterol mau trên 250mg% hoặc 6,5mmol/l.
  •  Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

Hai triệu chứng 2 và 3 là bắt buộc mới được coi là hội chứng thận hư.

Nguyên nhân có hai loại:

  • Nguyên phát:
    • Hội chứng thận hư đơn thuần tổn thương tối thiểu: mất chân lồi biểu mô màng đáy cầu thận.
    • Hội chứng thận hư do viêm cầu thận như: viêm cầu thận tăng sinh gian mạch, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa…
  • Thứ phát:
    • Các bệnh hệ thống và chuyển hóa như: lupus ban đỏ, đái tháo đường, hội chứng ban dạng thấp.
    • Độc chất.
    • Bệnh tim mạch: viêm ngoại tâm mạc; suy tim.
    • Nhiễm khuẩn, ký sinh vật: sốt ret (malaria); giang mai.
    • Ung thư.
    • Bẩm sinh.

Sơ đồ cơ chế sinh phù ở bệnh Hội chứng thận hư

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Phù: trên lâm sàng phù là chủ yếu với các dấu hiệu chính như: Phù to toàn thân, phù mặt trước rồi xuống chi dưới, thắt lưng, bụng, bộ phận sinh dục; Phù mềm , ấn lõm; Có thể xuất hiện cổ chướng, tràn dịch màng phổi một hoặc cả hai bên thâm chí có thể phù não.
  • Tiểu ít: tiểu dưới 500ml/ngày, có khi còn thấp hơn.
  • Da xanh, mệt mỏi,ăn kém.
  • Protein niệu cao: có khi đến 30 – 40g/24h, có thể mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu. Có bạch cầu niệu nhưng không có nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Protein máu giảm: dưới 60g/l và thấp hơn nữa; Albumin giảm nặng dới 30g/l thậm chí thấp hơn.

Tùy thuộc nguyên nhân mà tiên lượng bệnh khác nhau.

Hội chứng thận hư nguyên phát đơn thuần tổn thương tối thiểu: có thể tự khỏi không cần điều trị (10%) hoặc đáp ứng nhanh bằng corticoid.

Nếu bệnh do viêm cầu thận thường hay tái phát và nhanh dẫn đến suy thận.

Nếu bệnh do có nguyên nhân từ bệnh khác thì sẽ diễn biến tùy thuộc vào bệnh chính. Bệnh nhân cũng có thể tử vong nếu có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là bệnh nhân được điều trị bằng corticoid và thuốc miễn dịch; bệnh nhân có viêm phúc tiên phát hoặc viêm tổ chức tế bào – viêm cơ. Bệnh nhân cũng có nguy cơ tử vong do tình trạng suy thận mạn sau nhiều lần tái phát hội chứng thận hư…

Trong điều trị Hội chứng thận hư, Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng để chống phù, bù protein,  Cần lưu ý xử lý biến chứng và các tai biến do dùng thuốc:

  • Biến chứng do rối loạn tinh thần, đái đường, rụng tóc…ngừng thuốc sẽ hết.
  • Đái máu do cùng cyclophosphamid thì cho uống nhiều nước sẽ hết.
  • Nhiễm khuẩn phải dừng thuốc giảm miễn dịch và cho kháng sinh theo kháng sinh đồ.
  • Mất nước trụy tim mạch cần được bù nước và điện giải, plasma.

Khi điều trị hội chứng thận hư, cần theo dõi có hồng cầu niệu, cao huyết áp, suy thận là tiên lượng xấu. Tiên lượng chủ yếu dựa vào Protein niệu; cần theo dõi đáp ứng của bệnh với việc dùng thuốc và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hơp.

Bài viết liên quan