MÓN ĂN CHO BỆNH NHÂN BỆNH GAN
Để giúp cho bệnh nhân có bệnh liên quan đến gan, với những nguyên liệu vô cùng dễ tìm, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số cách chế biến món cháo đơn giản, dễ làm, có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
1. Cháo dâu
Nguyên liệu: Quả dâu tằm (50g); Gạo nếp (100g); Đường trắng vừa đủ.
Cách làm: Quả dâu ngâm nước khoảng 10 phút rồi đem rửa sạch, nấu với gạo nếp thành cháo, cháo chin cho đường vào dùng.
♦ Lưu ý: Dùng bằng nồi đất, không dùng nồi sắt, nhôm.
Tác dụng: Bổ gan, thận, dưỡng huyết, sáng mắt.
2. Cháo ngũ vị tử:
Nguyên liệu: Ngũ vị tử (10g); Gạo (100g).
Cách làm: Ngũ vị tử rửa sạch. Loại bỏ tạp chất. Cho gạo, ngũ vị tử cùng 600ml nước vào nồi. Đun to lửa cho thật sôi, hớt bỏ bọt váng rồi đun lửa nhỏ khoảng 40 phút nữa là được.
Tác dụng: Ích khí ,bổ dưỡng gan thận. Dùng cho người xơ cứng gan và có triệu chứng khát khô họng, ra mồ hôi nhiều, thần kinh suy nhược.
3. Cháo hà thủ ô, táo đỏ
Nguyên liệu: Bột hà thủ ô (30g); gạo tẻ (75g); táo to (5 quả).
Cách làm: Táo rửa sạch, gạo đãi sạch cho vào với nhau. Cháo chín cho bột hà thủ ô (hòa trước với một ít nước lã cho tan đều) vào đun sôi là được. Ăn vào buổi sáng sớm, lúc đói là tốt nhất.
Tác dụng: Chủ trị gan nhiễm mỡ.
4. Cháo gạo lứt, đậu xanh:
Nguyên liệu: Đậu xanh (15g); Gạo lứt (25g).
Cách làm: cho hai thứ vào nồi với nửa lít nước, nấu thành cháo cho nhừ. Ăn vào lúc đói, ngày một lần, có thể dùng hàng ngày.
Tác dụng: Chủ trị bệnh gan do dùng thuốc kéo dài với các triệu chứng tức vùng tim và ngực, người mệt mỏi, nước tiểu vàng, da vàng hoặc nhiệt.
5. Cháo gạo nấu với rau cần
Nguyên liệu: Rau cần (120g); Gạo (50g).
Cách làm: Rau cần để cả gốc, rửa thật sạch, cắt nhỏ đem nẫu cùng gạo và 1 lít nước. Sauk hi đun to lửa cho sôi thì đun nhỏ lửa trong 40 phút cho nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên.
Tác dụng: Chủ trị gan do rượu.
6. Cháo bồ công anh
Nguyên liệu: Bồ công anh (40 – 60g), nếu tươi thì (60 – 90g), gạo lứt 100g.
Cách làm: Rửa sạch bồ công anh khô hoặc tươi (cả rễ), thái nhỏ, nấu lấy nước thuốc, bỏ bã rồi cho gạo vào náu cháo loãng. Mỗi ngày dùng 2 -3 lần, ăn lúc còn nóng ấm, 3 -5 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán kết. Thích ứng với người có bệnh gan, viêm túi mật và viêm tuyến sữa cấp tính, viêm amiđan cấp tính. Lây nhiễm niệu đạo, viêm kết mạc cấp tính.
7. Cháo lá tre non:
Nguyên liệu: Lá tre non, gạo nếp, mỗi loại 100g, đậu đỏ 50g.
Cách làm: Rửa sạch lá tre non thái nhỏ; đậu đỏ, gạo nếp vo sạch ngâm cho nở rồi cho vào nồi, cho lượng nước vừa đủ, đun sôi sau chuyển sang lửa nhỏ ninh thành cháo cho nhừ, lúc đó cho lá tre non vào om là được. Mỗi ngày 1 liều, chia vài lần ăn.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu sưng. Thích hợp cho người xơ gan bụng nước, hoàng đản.
8. Cháo nhân đào:
Nguyên liệu: Nhân hạt đào 15g; gạo 60g
Cách làm: Nhân hạt đào bỏ vỏ, giá nát, nấu cùng với gạo, cháo chính nêm gia vị là được. Cách một ngày ăn 1 lần.
Tác dụng: hoạt huyết, khứ ứ. Thích hợp với người viêm gan virus.
9. Cháo phục linh:
Nguyên liệu: Bột phục linh (30g); gạo nếp (100g), táo đỏ (20 quả).
Cách làm: Cho táo vào nồi nấu nhừ, bỏ hạt, lấy nước và táo; cho gạo nếp vào nấu cháo, cháo chín cho bột phục linh vào nấu tiếp, sôi là được. mỗi ngày ăn hai lần, có thể thêm đường đỏ.
Tác dụng: Kiện tỳ, bổ trung, lợi thủy thấm thấp, an thần, dưỡng tâm. Thích hợp với chứng viêm gan mạn tính, tỳ vị hư nhược, tháo dạ, phiền muộn mất ngủ.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp