CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 3
ĐẬU GIẢI
Đậu giải còn gọi là dậu đũa, giang đậu, đậu dài, đậu tương, đậu góc, đậu cơm. Là hạt của cây đậu giải (Vigna sinensis), thực vật họ đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có chất bột, albumin, chất béo, acid nicotic, vitamin B1, B2. Đậu non có vitamin C. Có 3 laoị đậu giải là đỏ, tía và trắng, đều dùng làm thuốc, ăn quả non, phơi hạt khô để dùng.
Tác dụng: Kiện tỳ bổ thận, lý trung ích khí, thanh nhiệt giải độc. Chủ yếu dùng cho người bị bệnh tì vị hư nhược, bụng chướng, bụng đau tiêu chảy, ăn uống kém, đi tiểu nhiều, thận hư di tinh.
Cách dùng: Luộc chín và ăn hoặc đun thành canh. Quả non có thể dùng làm thức ăn, cũng có thể ăn sống.
Kiêng kỵ: người bị khí không thông, táo bón thì không nên dùng.
Chữa trị một số bệnh:
Ăn không tiêu, trướng bụng, buồn bực: Đậu giải non vừa đủ, đem rửa sạch, cắt khúc, dùng nước sôi đun thành canh, cho thêm gia vị, dầu mè trộn đều mà ăn; hoặc dùng đậu giải tươi 15g, rửa sạch nhai từ từ mà ăn.
Tì vị hư nhược, thận hư di tinh: Dùng một lượng đậu giải khô vừa đủ, với một lượng gạo vừa đủ, táo tàu 5 – 10 quả cùng đem đun thành cháo. Mỗi bữa ăn một bát.
Bệnh đái đường, khát nhiều, tiểu nhiều: Đậu giải cả vỏ 100 – 150g. Đun với nước để uống, ngày 1 lần. Cũng có thể rang chín đậu giải mà ăn. Có thể dùng đậu giải tươi non (cả vỏ) đun với nước thành thang thêm gia vị, dầu mè quấy đều làm rau ăn.
Bạch đới quá nhiều, dịch trắng đục: Đậu giải, rau đằng đằng (Garcinia) mỗi thứ vừa đủ đun mà ăn. Ngày 2 lần. hoặc 30g đậu giải nấu canh, ngày 2 lần.
ĐẬU HÀ LAN.
Đậu Hà Lan còn gọi là oản đậu, đậu bì, đậu lựu, đậu hàn, đậu xanh nhỏ, đậu hồ, đậu tốt, đậu huyết. Là hạt của cây đậu hà Lan thuộc họ Đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. ó thể chống lại hiện tượng chất gây ra ung nhọt trong thức ăn nên có tác dụng phòng ung thư. Thành phần chính gồm agglutinin, albumin, chất béo, canxi, sắt, vitamin B1. B2. Quả non cũng để ăn và dùng để làm thuốc.
Tác dụng: Hòa trung hạ khí, lợi tiểu tiện, giải u độc; Chủ yếu dùng chống phù, nhọt, tiểu tiện không lợi, sữa không thông, bụng dưới trướng đầy, giải khát.
Cách dùng: nấu canh ăn hoặc xay nhỏ đắp vào chỗ đau.
Chữa trị một số bệnh:
Phù, mưng nhọt: Đậu rang khô, xay bột để đắp.
Tiểu tiện khó: Đậu Hà lan 30 – 60g. đun thành canh để uống. Ngày uống 3 lần.
Đái tháo đường: Quả đậu non tươi ép lấy nước mà uống hoặc đun nhừ để ăn.
Người cao tuổi chức năng tiêu hóa kém, phụ nữ sau sinh sữa không chảy đều, đi tiểu khó, đi ngoài lỏng, phù thũng: dùng 100g đậu, đường đỏ vừa đủ. Ngâm đậu trong nước nóng vài giờ. Đun nhỏ lửa thành cháo hoặc cho vào nồi cao áp hầm thành cháo, cho thêm đường đỏ để dùng.
ĐẬU NÀNH
Đậu nành còn gọi là đậu tương, đại đậu, đậu vàng là hạt của cây đậu tương thuộc họ Đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có albumin 36,6%, chất béo 18,4%, canxi, phôtpho, sắt, vitamin B1, B2, carotene…. 100g đậu cho 412 kcal. Đậu còn chứa 8 loại acid amin mà cơ thể cần. Giá trị dinh dưỡng đứng đầu trong họ nhà Đậu, là vua trong các loại đậu.
Tác dụng: Kiện tì, khoan trung, nhuận táo, tiêu thủy, trừ nhiệt hoạt huyết giải độc. Chủ yếu chữa chứng tích kiết lỵ nóng dạ dày, mụn sưng độc không rõ nguyên nhân, bị thương chảy máu bên ngoài, viêm phù thận. Làm thực phẩm thường dùng cho người bệnh tiểu đường, huyết áp cao, vữa xơ…
Cách dùng: cho thêm gia vị hầm kỹ ăn, rang ăn hoặc chế biến thành sản phẩm đậu, giá đậu để dùng. Về dược liệu thì xay bột đun với nước mà uống. Có thể sao vàng nghiền bột đắp vào chỗ đau.
Kiêng kỵ: Ăn nhiều dễ bị ho, đờm; dùng quá nhiều mệt mỏi, ngủ mê. Nếu uống tetracycline, tyrothricin thì không nên ăn đậu.
Chữa trị một số bệnh:
Phòng cảm cúm: Đậu tương 1 nắm, rau thơm khô 3g, hành trắng 3 cây, gừng khô 2 lát, củ cải trắng 4 miếng. Đun với nước sau khi chín làm canh ăn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Đinh nhọt, phù: Lấy một ít đậu tương vừa đủ, ngâm vào nước cho mềm, cho thêm ít phèn chua, xay thành bột nước, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày 2 lần, cũng có thể dùng lượng đậu tương vừa đủ, sao khô, nghiền bột, hòa với rượu hoặc với dấm mà đắp chỗ đau.
Phòng chữa táo bón, tiểu đường, huyết áp cao, giảm béo, bảo vệ sức khỏe: Đậu tương rang chín, cho vào bình hoặc hũ cho dấm vào ngập đậu, bịt kín, ngâm xuống nước 7 ngày đêm thì dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thìa canh vào sáng sớm.
Phù thũng: Lượng đậu tương vừa đủ nấu với rượu pha nước, ngày dùng 2 lần.
Nhọt độc mới ưng: Lượng đậu tương vừa đủ, ngâm nước, nghiền nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay 1 – 2 lần.
Mụn nhỏ ướt, có nước vàng: Rang đậu tương chín, nghiền thành bột, cho dầu vừng vào trộn đều, bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.
Chân bị loét: Lượng đậu tương vừa phải, nấu một chốc rồi xát đãi vỏ đi, xong nghiền nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay 1 lần.
Mụn lở thông thường: ngâm đậu trắng đến mọc mầm rồi nấu chín và ăn nhạt ngày 3 lần, ăn no thì thôi, 3 ngày là 1 liệu trình, trong thời gian chữa trị không ăn thức ăn khác và dầu mỡ.
Ngộ độc muối magiê: Dùng đậu tương sống 500g, đập vỡ, đỏ vào 3 bát nước, khuấy đều, gạn lấy nước uống. hoặc dùng đậu tương sống, đậu xanh mỗi loại 250g, nghiền thành bột, đổ vào 1 bát nước khuấy đều, lấy nước uống.
Sau khi sinh không đủ sữa: 100g đậu tương, một ít gạo, nấu thành cháo ăn.
Đông y Thiện Tri Thức biên tập