CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 1

BỘT ĐẬU XANH

Bột đậu xanh còn gọi là chân phấn. là bột của hạt cây đậu xanh thuộc họ Đậu (fabaceae) xay bột nước, chế biến mà thành. Vị ngọt, tính mát, bình, không độc. Thường chế biến thành bột rời hoặc sợi để dùng.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc. Chữa mưng mủ, phù thũng thời kỳ đầu, bị bỏng nước sôi, bị thương do vấp ngã, trung độc do dùng thuốc giải nhiệt hoặc rượu.
Cách dùng: uống với nước sôi, có thể nấu canh, làm thành bột để dùng. Bôi ngoài da: hòa nước hoặc rắc bột vào chỗ đau.
Kiêng kỵ: Bột khi nấu chín thì dính, khó tiêu hóa, người có tỳ vị hư yếu và mới khỏi bệnh không nên dùng, người Tiểu đường không nên ăn.



Một số bài thuốc với Bột đậu xanh:

Các loại sưng độc thời kỳ đầu: Dùng Bột đậu xanh 60g sao cho vàng đen; Quả bồ kết nghiền bột, dùng dầu trộn mà bôi.

Chữa mụn nhọt do nhiệt: Bột đậu xanh 60g; Bột hoạt thạch 30g; hòa chung trộn đều dùng để đắp.
Giải nhiệt phòng cảm nắng: Chuẩn bị Bột đậu xanh 1 phần, nước 7 phần; Hòa bột với 2 phần nước, 5 phần còn lại đun sôi rồi đổ từ từ 2 phần nước đã hòa đậu xanh vào quấy đều, sau khi bột sôi đổ ra đĩa để nguội cắt miếng chấm gia vị mà ăn.

Trẻ em lên đậu, người bị loét không thành sẹo được dùng Bột đậu xanh rang, để nguội cho 1 ít đường phèn trộn đều rồi rắc vào chỗ đau, ngày 1 – 2 lần.

Thao thức phiền muộn: Bột đậu xanh 30g, hoàng liên, can cát, cam thảo mỗi thứ 15g. để bột đậu riêng, các vị còn lại đem rang khô, tán bột mịn trộn với bột đậu xanh, mỗi ngày hòa 2 – 4 g với nước âm mà uống.

Trung độc hơi arsenic: dùng bột đậu xanh 125g hòa với 5 quả trứng gà tươi, đánh đều lên ăn.

DẦU ĐẬU

Dầu đậu là dầu được ép từ hạt đỗ tương. Tính nóng, vị ngọt đắng, hơi có độc. Thành phần chính có một số acid amin, acid linoleic, acid pamitic, chất carotein, vitamin E. Trong 100g dầu đậu có chứa 900kcal. Làm dầu ăn, có thể làm mềm mát da, đen tóc. Có tác dụng phòng xơ cứng động mạch.
Tác dụng: Nhuận trang – xổ giun. Chủ yếu dùng cho táo bón, đi ngoài khô rắn, dùng xào rán thức ăn…
Kiêng kỵ: người bị sỏi mật không nên dùng nhiều loại này.



Một số bài thuốc chữa trị:

Đi ngoài phân khô rắn: Đun dầu đậu cho sôi, để nguội uống lúc đi ngủ. Người lớn mỗi lần 30 – 60ml, trẻ em thì giảm lượng.

Khó đi ngoài mức độ nhẹ: Dầu đạu đun sôi để nguội. Người lớn dùng 150 – 200ml. Trẻ em thì giảm lượng, phối hợp với chườm bụng càng tốt.

Khó đi ngoài do giun: DÙng dầu đậu 60ml đun sôi để nguội, thêm bột củ ấu khuấy đều thành dạng hồ, mỗi ngày uống 3 lần.


DẦU HẠT CẢI

Là dầu ép từ hạt cây cải dầu (Sinapisolba), thực vật họ Cải (Brassicaceae). Trong dầu hạt cải có dầu thực vật, acid béo, acid linoleic, tocopheryl và rape alcol. Trong 100g dầu này cho 900kcal nhiệt lượng.

Tác dụng: Khử phong thấp, lợi ruột già, trừ hỏa độc. Chủ yếu dùng cho bỏng nước bỏng lửa, bệnh đường ruột khó đi ngoài, phân rắn, mụn nhỏ khô, ướt.

Cách dùng: trong uống, ngoài xoa.

Kiêng kỵ: Bị biến chứng do men, bị kích thích về mùi thì không dùng. Người bệnh hay tiêu chảy thì không nên dùng.



Chữa trị một số bệnh:

Mụn lở không khỏi: Dầu hạt cải cũ lâu năm cùng vảy tê tê nấu lên thành cao bô vào chỗ đau.

Bị bỏng: Dầu hạt cải 250g, cỏ mực 10g; đem rang khoảng 3 – 5 phút rồi nhỏ lửa sao khô cỏ mực, bỏ bã, để nguội bôi chỗ bỏng. 

Sưng độc không rõ nguyên nhân, mụn nhọt khô ướt, da rộp: Dùng dầu hạt cải sống đắp bên ngoài, mỗi ngày vài lần, không nên dùng nước để rửa.

Đi ngoài khó: Dầu hạt cải 50 – 250g. Tùy theo tuổi ước lượng uống 1 – 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức biên tập

 

Bài viết liên quan