LAO CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA

Bệnh lao các cơ quan tiêu hóa thường là thứ phát sau lao phổi tuy nhiên việc nhiễm lao đường tiêu hóa mà không do phổi cung xó tỷ lệ đáng kể (khoảng 2 đến 28%).

Vi khuẩn lao vào các cơ quan tiêu hóa qua đường máu, đường bạch huyết hoặc sự lan truyền trực tiếp từ các tổn thương lao của các cơ quan bên cạnh

Ở nước ta thường có lao phúc mạc, và lao ruột; ít gặp lao thực quản, hiếm gặp lao gan, lao tụy, dạ dày.

  1. Lao Phúc mạc: thường gặp ở người trẻ, ít gặp ở người già. Biến chuyển bắt đầu từ việc tại phúc mạc xuất hiện hạt nhỏ do vi khuẩn lao gây ra cùng với phản ứng xuất tiết nước của phúc mạc, sau đó sẽ bã đậu hóa. Kết quả trên lâm sàng có 3 dạng hình thái của bệnh: thể cổ chướng, bã đậu và ngạnh hóa:
    1. Triệu chứng thể cổ chướng:
      • Sốt cao về chiều hoặc có thể gặp sốt nhẹ về chiều, có bệnh nhân không nhận ra mình bị sốt.
      • Ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
      • Người gày sút, mệt mỏi.
      • Đau bụng âm ỉ, không rõ vị trí.
      • Đi ngoài phân lúc lỏng, lúc nát.
      • Khám thực thể có thể phát hiện tình trạng cổ chướng.
    2. Triệu chứng thể đậu hóa: do phúc mạc có từng vùng dính thành từng mảng cứng, trong các mảng cứng có dính với mạc nối lớn và các quai ruột.
      • Các triệu chứng giồng với các triệu chứng của thể cổ chướng và thêm một số triệu chứng như:
      • Rối loạn tiêu hóa rầm rộ hơn.
      • Đau bụng, chướng hơi, bụng sôi, đi ngoài màu vàng.
      • Khám bụng: có vùng cứng xen lẫn vùng mềm, ấn tay có tiếng lóc xóc của hơi di động trọng ruột.
      • Gõ bụng có vùng đục xen lẫn với trong tùy thuộc vịtrí dính của phúc mạc.
    3. Thể ngạnh hóa: là tình trạng xơ hóa dính toàn bộ phúc mạc. Biều hiện bằng các triệu chứng tắc ruột và bán tắc ruột.
      • Thăm khám thấy bụng cứng lõm, khó xác định các tạng trong ổ bụng, chỉ thấy cá khối cứng nằm ngang như sợi thừng. Thể này thường chuyển biến nặng dễ dẫn đến tử vong. Ngày nay ít gặp vì thường được phát hiện sớm.

Thể cổ chướng là thể nhẹ nhất nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang thể bã đậu hóa và ngạnh kết hóa. Tuy nhiên do tiến triển của bệnh khá nhanh, lúc đến khám bác sỹ đã chuyển sang thể bã đậu hóa, thậm chí đã bước đầu sang nganh hóa. Thể bã đậu gây ra ổ áp xe vỡ ra tạo thành đường rò mủ… làm cho chẩn đoán và điều trị thêm phức tạp.

Cũng cần phân biệt với một số dấu hiệu của các bệnh khác như:

  • Xơ gan cổ chướng.
  • U nang buồng trứng.
  • Các khối dính – hạch trong ổ bụng và các khối u trong ổ bụng.
  1. Lao Ruột: Thường là lao xuất hiện sau lao Phổi. Lao ruột tiên phát do vi khuẩn xâm nhập và khu trú ở ngay ruột. Vi khuẩn tạo nên những thương tổn đặc hiệu ở ruột và tình trạng phụ thuộc vào giai đoạn nặng nhẹ của bệnh nhân và vị trí tổn thương sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau.
    1. Triệu chứng lâm sàng chung:
      • Triệu chứng toàn thể: nhiễm lao, sốt hay vã mồ hôi, người gày sút nhanh, mệt mỏi ăn uống kém, đầy bụng, chướng hơi.
      • Đau bụng: lúc đầu không rõ vị trí, su vị trí sẽ được xác định rõ hơn tùy vị trí lao.
    2. Triệu chứng với thể loét tiểu đại tràng:
      • Bệnh nhân thường sốt cao.
      • Đi lỏng ngày 2 – 3 lần, lúc đầu có nước và phân sau có mủ nhày và ít máu.
      • Bụng to, chướng hơi.
      • Thể trạng suy kiệt nhanh vì bệnh nhân sợ ăn, ăn vào đau.
    3. Triệu chứng thể có khối u ở đại tràng: thường khối u phát triển chậm, lâu năm, thường gặp u mạnh tràng:
      • Sốt, vã mồ hôi.
      • Đi ngoài lúc lỏng, lúc táo.
      • Đau khu trú ở hố chậu phải hoặc đại tràng lên, u mềm, ấn đau, di động ít.
    4. Triệu chứng thể hẹp ruột:
      - Đau bụng tăng lên sau khi ăn, bụng nổi từng khối di chuyển nhiều hơn. Trong cơn đau thăm khám có khối u, ngoài cơm đau khối u mất đi. Hẹp ruột thường nhiều chỗ, trước chỗ hẹp ruột giãn to. Nếu lao cả đại tràng bệnh nhân có cảm giác buốt mót, lúc nào cũng muốn đi ngoài. Lao đại tràng sigma, bệnh nhân thấy đau hố chậu trái dưới rốn, dọc theo mạc treo ruột.
    5. Biến chứng: hẹp ruột gây bán tắc ruột và tắc ruột; viêm phúc mạc do thủng ổ loét; xuất huyết ruột do vỡ mạch máu ở ổ loét; Lồng ruột.
       
  2. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào các bạn nên đến cơ sở y tế uy tín khám và chữa bệnh sớm. trong quá trình điều trị nên nghỉ ngơi, ăn uống giàu đạm, giảm tinh bột, tăng cường vitamin. 

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan