Ý DĨ

  • Tên khoa học: Coix lachrryma jobi L. var, ma-yuen (Roman) Stapf, họ Lúa  (Gramineae) còn gọi là Bo bo – Dĩ mễ.
     
  • Bộ phận dùng: Nhân hạt ý dĩ già (chính thực là quả) phơi khô gọi là Ý dĩ nhân. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
     
  • Mô tả cây: Ý dĩ là  một cây thảo sống hàng năm, gần tựa như cây ngô, thân thẳng, cao độ 1 – 2m. Lá dài, hẹp, đầu nhọn. Hoa đực mọc ở đầu ngọn. Hoa cái mọc thành bông ở dưới, hai bên thân cây. Quả đĩnh (thường gọi là hạt), hình thoi núm, đáy to, vỏ cứng bóng nhẵn, màu xanh xám nhạt, có một khe rỗng, trong chứa một nhân trắng cũng có lõi ở giữa. Cây Ý dĩ mọc hoang và được trồng ở các khu thuộc miền núi phía Bắc nước ta.


     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào tháng 12 – 1. Khi hạt già, cắt lấy cả cây, phơi khô, đập lấy hạt rụng rồi lại phơi khô, sàng sẩy, loại bỏ những hạt lép, đất cát và vỏ màu trắng thì được ý dĩ vỏ. Xong đem sàng sẩy, xay loại bỏ vỏ cứng, màng bao bọc, nhân và cám riêng rồi quạt sấy lấy nhân thì được ý dĩ nhân. Thường cứ khoảng 100kg hạt ý dĩ thì được 50kg ý dĩ nhân. Ý dĩ nhân không mùi, vị ngọt. Loại ý dĩ nhân vỏ hạt khô, già chắc vỏ ngoài, rắn màu trắng, tro hay xám xanh trong chữa nhân trắng, không bị sâu mọt là tốt. Loại ý dĩ nhân to, mập, khô trắng, sạch vỏ, không vụn nát, không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt.
     
    • Cả hai loại ý dĩ nếp và ý dĩ tẻ đều được dùng làm thuốc. Loại nếp thì nhân trắng hoàn toàn. Loại tẻ nhân cũng trắng nhưng nhìn từ bên ngoài còn thấy có một lớp vỏ lụa mỏng màu nâu. Cần tránh nhầm lẫn với loại ý dĩ đá, vỏ ngoài thường có màu xám xanh, nhân rất cứng và bé, xay khó vỡ, không dùng làm thuốc.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, ý dĩ nhân vị hơi ngọt, tính hơi lạnh vào 3 kinh Thận, Tỳ, Phế. Có tác dụng bổ tỳ, bổ phổi, trừ nóng (thanh nhiệt) lợi tiểu, trừ thấp. Theo Tây y, ý dĩ có tác dụng Giãn mạch, giảm đường huyết, chống co thắt. DÙng chữa các chứng bệnh thủy thũng, nặng cả hai chân, tiêu chảy, tê thấp mạn tính, tiêu hóa kém, bí đái và nước tiểu đục có cặn, phụ nữ khí hư, hom yếu phổi, viêm phổi, viêm ruột, mụn nhtọ đã thành mủ. Phụ nữ sau khi đẻ thường nấu cháo ý dĩ ăn để có nhiều sữa.
     
    • Liều dùng: 10 – 20g, sắc uống hay tán thành bột. Dùng sống thì trừ thấp. Dùng để giúp tiêu hóa thì sao lửa nhẹ lẫn cám cho tới khi màu hơi vàng.
       
    • Lưu ý: Người không thấp nhiệt, phụ nữ có thai không được dùng. Muốn lợi thấp (lợi niệu) thì dùng sống, muốn kiện tỳ (giúp tiêu hóa) thì sao vàng.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Lấy ý dĩ nấu cháo dùng chữa thủy thũng, bí tiểu.
    • Bài số 2: Chữa phong thấp, đau khắp cả người: Dùng ma hoàng 3g; hạnh nhân 4g; ý dĩ 8g; Cam thảo 4g; Sắc uống.
    • Bài số 3: Chữa phù thũng, tiểu ít, bí tiểu: Dùng Nhân ý dĩ 30g; Vỏ quả bí đao 30g; Hạt đỗ đỏ nhỏ (xích tiểu đậu) 30g. Nấu cháo ăn.
    • Bài số 4: Giúp tiêu hóa cầm tiêu chảy (do tỳ hư): Dùng nhân ý dĩ (sao) 30g; hạt mã đề 15g; Sắc uống.
    • Bài số 5: Chữa tiêu chảy cấp (mùa hè): Nhân ý dĩ 30g; hạt mã đề 10g; Bạch truật 10g; Sắc uống (có thể sao nhẹ ý dĩ và bạch truật rồi tán cả thành bột uống).
    • Bài số 6: Chữa viêm màng phổi, ho, nôn , ọe, ra đờm, mủ hôi tanh: Nhân ý dĩ 60g; Nhân hạt bí đao 18g; Rế cây lau (lô căn) 3kg; Nhân hạt đào 6g; Sắc uống.
       
  • Lưu ý: Rễ ý dĩ có tác dụng thanh nhiệt, lợiniệu, tẩy giun đũa, chữa ho, viêm màng phổi, kết sỏi trong hệ tiếtniệu (bàng quang, thân) viêm gan, động kinh. Liều dùng 25 – 50g. Sắc uống
     
  • Bảo quản nơi khô ráo, đề phòng sâu mọt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan