VÀNG ĐẮNG (THÂN VÀ RỄ)

  • Tên khoa học: Coscinnium fenestratum (Gaertn) Colebr. Họ Tiết dê – Menispermaceae), còn được gọi với tên là Kơ Trưng.
     
  • Bộ phận dùng: Thân và rễ đã chế biến khô của cây vàng đắng (Caulis cum Radix Coscini Fênstrali).
     
  • Mô tả cây: Dây leo to, đường kính thân 5 – 20cm, cắt ngang thân hình nan hoa bánh xe, màu vàng tươi. Vỏ thân nứt, màu xám. Mặt dưới lá cụm hoa có lông màu trắng. Lá mọc cách, phiến lá dài 20cm, mặt dưới màu trắng, hoa nhỏ mọc thành cụm tán. Quả hạch hình cầu, đường kính độ 2,5cm. Mùa hoa tháng 1 – 3, quả tháng 5. Cây vàng đắng mọc hoang ở các tỉnh miền Trung nước ta, các nước lân cận ta cũng có.


     
  • Thu hái và chế biến: Quanh năm, chặt những thân cây to, theo quy cách quy định phơi khô (hoặc sấy), không nên lẫy rễ để bảo vệ cây tái sinh.
     
  • Công dụng: Vàng đắng chưa dùng trọng Tây y, sơ bộ có thể thấy có tác dụng kháng khuẩn. Hiện nay dùng làm nguyên liệu chiết suất lấy berberin. Theo Đông y, vị đắng, tính lạnh vào các kinh Tâm, Can, Vỵ. Có tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, kháng sinh. DÙng chữa các bệnh hệ tiêu hóa: viêm ruột, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, sốt nóng, vàng da.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. Có thể dùng rửa vết thương ngoài da.
    • Lưu ý: Người thuộc chứng hàn không dùng.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

Bài viết liên quan