TỲ BÀ
- Tên khoa học: Eriobotria japonica (Thunb) L. họ Hoa hồng (Rosaceae) còn gọi là Nhót tây – Nhót Nhật bản – Phi phà (Cao bằng).
- Bộ phận dùng: Lá nhót Tây đã chế biến khô, phơi khô gọi là TỲ bà diệp, đã được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ. Quả nhót tây có công dụng như lá.
- Mô tả cây: Cây nhót tây là một cây nhỡ cao 6 – 8m, lá mọc so le, hình mũi mác thuôn, mép có răng cưa, dài độ 20cm, rộng độ 5cm. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có nhiều lông, màu vàng nâu nhạt. Hoa rất nhiều, mọc thành chùm, hoa trắng, thơm. Mùa hoa tháng 12 – 1.Quả thịt hình bàu dục hơi tròn, dài độ 3 cm, khi chín vàng thịt dày. Mùa quả tháng 4 – 6. Cây nhót Tây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là vùng Cao bằng, Lạng sơn, Bắc giang.
- Thu hái và chế biến: Lá nhót Tây, thu hái quanh năm (tốt nhất là vào tháng 5 - 6 – 7. Hái lá phơi khô tái đến 7 – 8 phần rồi bó thành bó nhỏ lại tiếp tục phơi khô trong bóng râm. Cần lau sạch lông ở dưới mặt lá.
- Tỳ bà diệp kông mùi, vị hơi đắng. Loại tỳ bà diệp lá to màu lục tro, không nát vụn là tốt. Cũng cần tránh nhầm lẫn với cây Bồng bồng, còn gọi là Nam tỳ bà (Calotropis gigantean .R.Br) họ Thiên lý ( Asclepiadaceae) lá mềm rộng hơn, mép nhẵn, nhân dân dùng để chữa hen.
- Tỳ bà diệp kông mùi, vị hơi đắng. Loại tỳ bà diệp lá to màu lục tro, không nát vụn là tốt. Cũng cần tránh nhầm lẫn với cây Bồng bồng, còn gọi là Nam tỳ bà (Calotropis gigantean .R.Br) họ Thiên lý ( Asclepiadaceae) lá mềm rộng hơn, mép nhẵn, nhân dân dùng để chữa hen.
- Công dụng: Theo Đông y, tỳ bà diệp vị đắng, tính mát vào 2 kinh Tỳ và Phế có tác dụng giúp hô hấp, giúp tiêu hóa tốt, đưa hơi đi xuống, trừ đờm. DÙng để chữa các chứng bệnh: ho do có đờm, do phổi nóng, nôn khan, miệng khát do dạ dày nóng.
- Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. Trước khi dùng phải lấy bàn chải tre, chải sạch lông rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi tẩm mật ong sao nhẹ lửa (cứ 100g Tỳ bà diệp thì dùng 25g mật ong).
- Lưu ý: Người nôn mửa do lạnh không được dùng; Chống nôn thì nên tẩm gừng mà nướng. Chữa ho lâu ngày thì nên tẩm mật ong mà nướng.
- Một số bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Chữa phổi nóng sinh khó thở:
Tỳ bà |
6 g |
Hoàng liên |
2 g |
Hoàng bá |
2 g |
Sơn chi tử |
4 g |
Tan bạch bì |
4 g |
Sa sâm |
6 g |
Cam thảo |
4 g |
|
|
Sắc uống.
- Bài số 2: Chữa ho gà: Dùng Lá nhót tây, Bách bộ; Rễ cỏ tranh mỗi vị 60g; Xơ mướp 15g, Tỏi củ 30g. Rửa sạch, đun sối với 1,5 lít nước bỏ bã cô lại còn 250ml, mỗi lần uống 1 chén nhỏ 20ml, ngày uống 3 lần.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.