TIÊU LỐT

  • Tên khoa học: Piper longum L, họ Hồ tiêu (Piperaceae) còn gọi là Tất bát.
     
  • Bộ phận dùng  làm thuốc:  Quả gần chín hoặc chín đã chế biến khô của cây tiêu lốt (Fructus Piperis Longi), được ghi nhận trong Dược điển TQ.
     
  • Mô tả: Cây thảo, nhỏ bò ở phần gốc. Cành mang hoa đứng thẳng. Lá có cuống ngắn, phiến lá hình tim đầu nhọn, gần giống lá trầu không. Hoa đơn tính mọc thành bông, bôn g đực có trục nhẵn, lá bắc tròn, nhị 2, chỉ nhị rất ngắn, bông cái ngắn hơn, lá bắc tròn, cuống ngắn. Quả mọng: đường kính 0,3 – 0,5cm. Mùa hoa tháng 3, quả tháng 8 – 10. Cây tiêu tốt mọc hoang ở nơi ẩm, được trồng ở vườn, nhiều nơi trong nước ta.
     
  • Thu hái và chế biến:  Thu hái khi quả gần chín chuyển từ màu lục sang tím đen, phơi năng hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C.

  • Công dụng: Theo Đông y, tiêu tốt vị cay, tính nóng vào hai kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng, giúp tiêu hóa tốt), trừ lạnh ở tỳ vị chống nôn, hạ khí. Dùng chữa các chứng bệnh: Đau thượng vị (eplgastric) nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu do lạnh, ăn không tiêu. Dùng ngoài da nhai ngậm chữa đau răng.
     
    • Liều dùng: 1 – 3g 9sắc hay tán bột uống)
    • Lưu ý: Người thuộc chứng nhiệt: táo bón trĩ…không uống.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan