TIỂU KẾ

  • Tên khoa học: Cirsium segetum Bge, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Thích nhi trà.
     
  • Bộ phận dùng:
    • Cả cây tiểu kế (Herba cirsil segetii) phơi khô, đã được ghi vào Dược điển TQ.
    • Rễ cây tiểu kế (Radix Cirsii segetii) phơi khô, ta chỉ dùng rễ mà không dùng cả cây.
       
  • Mô tả cây: Cây tiểu kế là một dạng cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 25 – 60cm. Lá mọc so le, hình bàu dục dài 7 – 12cm, mép có răng cưa gai. Hoa tự hình đầu, màu tím nhạt, nở cuối tháng 5 – 6. Cây tiểu kế mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta nhất là các tỉnh Ninh Bình, thanh hóa…

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào 2 mùa Hạ, Thu trước khi hoa nở, cắt lấy cả cây, bỏ rễ (hoặc chỉ lấy rễ như ở ta), loại bỏ tạp chất, đất cát phơi khô. Tiểu kê mùi đặc biệt, vị hơi đắng. Loiạ tiêu kế cả cây, nhiều lá màu xanh lục không tạp chất là tốt. Loại tiểu kế rễ mập, khô không lẫn tạp chất là tốt. Hiện nay ta dùng rễ tiểu kế gọi là thăng ma nam
     
  • Công dụng: Theo Đông y, tiểu kế (cả cây) vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm tan ứ, làm mát máu, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung, băng lậu, đái ra máu, mụn nhọt.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g sắc uống.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan