THƯƠNG TRUẬT
-
Tên khoa học: Atractylodes lancea Thunb.họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Mao truật – Xích truật.
-
Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây thương truật) (Rhizoma Atractylodis lanceae). Được ghi nhận vào Dược điển TQ.
-
Mô tả cây: Thương truật là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, gần như không cuống, những lá ở gần gốc, chia thành 3 thùy không sâu, 2 thùy 2 bên bé hơn thùy giữa, những lá ở trên hình mác, không chia thùy mép lá trên hoặc dưới đều có răng cưa nhỏ. Hoa tự hình đầu, hoa hình ống, những hoa phía ngoài là hoa cái, những hoa phía trong là hoa lưỡng tính. Hoa màu trắng hay màu tím nhạt.
-
Thu hái và chế biến: Thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 (vụ thu) và tháng 3 – 4 (vụ xuân). Vụ thu tốt hơn. Đào lấy thân rễ những cây đã trồng 2 – 3 năm, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch đất, cắt bỏ phần rễ con, sấy ở nhiệt độ thấp cho khô là được.
-
Công dụng: Theo Đông y, thương truật vị đắng, cay, tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng: táo thấp, kiện tỳ (giúp tiêu hóa). Ngoài ra còn làm ra mồ hôi. (thường dùng vị tương tự là Bạch truật thay thế vì vị đắng, ngọt).
-
Theo Tây y, thương truật có tác dụng làm dễ tiêu, lợi niệu, giảm đường huyết, bổ toàn thể. Dùng chữa các chứng bệnh do phong thấp hay hàn thấp sinh ra , như đau khớp, chân tay và cơ thể, đau lưng, đầu gối, tê bại, mỏi mệt, các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, đau thượng vị, cảm lạnh, cúm.
-
Liều dùng: 3 – 9g (dạng bột, viêm sắc uống)
-
Lưu ý: Người thể âm hư, có nhiệt, đại tiện táo bón, không được uống. Còn cây Quan thương truật là thương truật vùng Quan Đông – TQ – Atractylodes japonica Koidj, cũng dùng như thương truật.
-
-
Một số ứng dụng dược liệu:
-
Bài số 1: Chữa gân xương đau nhức, do thấp nhiệt (còn gọi bài Nhị điệu): Thương truật 15g; Hoàng bá 15g. Tán bột, mỗi ngày uống 4g, ngày uống 3 lần, với nước còn ấm. Nếu thêm ngưu tất 15g, gọi là bài Tam diệu, chữa chứng thấp nhiệt ở phần dưới, đầu gối sưng tấy đỏ. Nếu lại thêm ý dĩ nhân 15g gọi là bài Tứ diệu.
-
Bài số 2: Chữa đau khớp do hàn thấp
-
-
Thương truật
9g
Tỳ giải
9g
Tằm gửi cây dâu
9g
Thạch hộc
9g
Thục địa
9g
Ý dĩ nhân
9g
Mộc qua
9g
Thạch xương bồ
9g
Hoàng kỳ
9g
Cam thảo
3g
Sắc uống.
-
-
Bài số 3: Chữa bụng trướng, tiêu chảy, tiêu hóa kém, biếng ăn, do tỳ vị hàn thấp: dùng Thương truật 9g; hậu phác 6g; Gừng sống 6g; Trần bì 5g; Cam thảo 3g; Đại táo 6g. Sắc uống.
-
Bài số 4: Chữa cảm lạnh nhức đầu, không ra mồ hôi: Dùng Thương truật 6g; bạch chỉ 6g; Xuyên khung 6g; Khương hoạt 6g; Cam thảo 3g. Tán bột (hoặc sắc), uống với nước còn ấm cho ra ít mồ hôi làm nhẹ người.
-
-
Bảo quản dược liệu nơi khô mát, kín, dễ bị mốc mọt.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp