BẠCH TRUẬT
- Tên khoa học: Atractylodes macrocephala koide, họ Cúc (Asteraceae). Tên khác là Truật – Cống truật - ứ truật.
- Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây bạch truật. Được ghi nhân trong Dược điển Việt nam và Trung quốc.
- Mô tả cây: bạch truật là cây sống lâu năm, thân đứng cao 60 – 80cm ,lá mọc cách. Lá phía dưới gần gốc cuống dài, phiến lá chia làm 3 thùy rõ rệt rất sâu, lá ở ngọn không chia thùy, cuống ngắn, mép có răng cưa đều nhọn. Hoa tự hình đầu, to, tổng bao hình chuông, gồm 7 lớp. Tràng hoa hình ống, phía trên màu tím hồng, phía dưới màu trắng, mùa hoa tháng 8 – 10.
- Thu hái và chế biến: Thường thu hoạch thân rễ koảng tháng 6 – 7 khi lá khô vàng. Đào lấy củ rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp cho khô là được.
- Công dụng: Theo Đông y, Bạch truật vi ngọt, đắng, tính ấm, vào hai kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng kiện tỳ (giúp tiêu hóa), ích khí (tăng sức lực), táo thấp, cố biểu, an thai. Theo Tây y, bạch truật có tác dụng: lợi niệu an thần, giảm đường huyết, giúp tiêu hóa, thông huyết.
- Dùng chữa các chứng bệnh do tỳ hư sinh ra như tiêu chảy, trẻ em đại tiện phân sống, người mệt mỏi, kém ăn, nôn mửa, đau dạ ày, viêm ruột, tiêu hóa kwms, tự ra mồ hôi so khí hư, lo ấu, tim hồi hộp, có thai, đau bụng, có nguy cơ sảy thai.
- Dùng chữa các chứng bệnh do tỳ hư sinh ra như tiêu chảy, trẻ em đại tiện phân sống, người mệt mỏi, kém ăn, nôn mửa, đau dạ ày, viêm ruột, tiêu hóa kwms, tự ra mồ hôi so khí hư, lo ấu, tim hồi hộp, có thai, đau bụng, có nguy cơ sảy thai.
- Liều dùng: 5 – 10g (muốn táo thấp thì để sống, muốn bổ tỳ thì phải sao vàng – sao hoàng thổ hoặc tẩm mật sao)
- Lưu ý không nhầm lẫn với Nam bạch truật là rê củ cây Gynura lycopersifolia. Họ Cúc.
- Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, đại tiện táo khát thì không uống.
- Một số bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Chữa các chứng bệnh do tỳ hư sinh thấp trệ, chwơngs đầy, tiêu chảy, mệt mỏi biếng ăn: Dùng Bạch truật 9g; Đảng sâm 9g; Sinh khương 6g; Cam thảo 3g. Sắc uống.
- Bài số 2: Chữa chứng bệnh tự ra mồ hôi do khí hư, mệt mỏi, hơi thở ngắn: bạch truật 9g; Phòng phong 9g; Mẫu lệ 18g. Sắc uống hay tán bột. mỗi lần uống 9g.
- Bài số 3: Chữa chứng tim hồi hộp, lo âu, tự ra mồ hôi: Dùng bạch truật 9g; Hoàng kỳ (bắc) 9g; Phù tiểu mạch 15g. Sắc uống.
- Bài số 1: Chữa các chứng bệnh do tỳ hư sinh thấp trệ, chwơngs đầy, tiêu chảy, mệt mỏi biếng ăn: Dùng Bạch truật 9g; Đảng sâm 9g; Sinh khương 6g; Cam thảo 3g. Sắc uống.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp