THƯƠNG MA
-
Tên khoa học: Abutilon avicennae Gaertn, họ Bông (malvaceae) còn gọi với tên là Bạch ma – Thanh ma – Cây cối xay Trung Quốc – Đông quỳ tử.
-
Bộ phận dùng: hạt già đã chế biến khô của cây thương ma gọi là Đông quỳ tử, thương ma tử (semen Abutili) và rễ đã chế biến khô của Cây thương ma - Được ghi nhận trong Dược điển TQ.
-
Mô tả cây: Cây thương ma rát giống cây cối xay ở Việt Nam (Abutilon Indicum (L) Sweet.
-
Thu hái và chế biến: Khi quả già, biến màu nâu đen, thì hái đem phơi, sấy khô, đập lấy hạt, sàng sảy, bỏ vỏ quả, lại phơi khô là được
-
Công dụng: Theo Đông y, đông quỳ tử vị ngọt, tính lạnh vào các kinh đại tràng, tiểu tráng. Có tác dụng: lợi niệu thông sữa, nhuận tràng. Dùng để chữa các chứng bệnh: về tiết niệu như bí tiểu, kết sỏi; xích bạch lỵ, đại tiện táo, phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, ung nhọt chưa có đầu,mắt kéo màng. Rễ của cây cũng chữa lỵ.
-
Liều dùng: Hạt dùng 10 – 15g, hoặc cả cây khô là 10 – 15g.
-
Lưu ý: người bị tiêu chảy và đi tiểu nhiều không uống.
-
-
Một số ừng dụng bài thuốc:
-
Bài số 1: Chữa kết sỏi trong hệ tiết niệu:
-
-
Đông quỳ tử
15g
Cây kim tiền
15g
Hoạt thạch
15g
Biển súc
12g
Hải kim sa
15g
Hạt mã đề
30g
Cù mạch
12g
Đại hoàng
5g
Sắc uống
-
-
Bài số 2: Chữa ù tai: Dùng cả cây thương ma 20g; Thạch xương bồ 10g; Hồ nhĩ thảo 20g; Vương bất lưu hành 12g. Sắc uống.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp