THU QUỲ

  • Tên khoa học: Abelmoschus manihot (L) medic (Hibiscus manihot L.), họ Bông (Malvaceae) còn gọi là Thục quy vàng hay Bụp mì.

  • Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa, hạt tươi hoặc đã chế biến khô.

  • Mô tả cây: Cây thu quỳ thuộc loiạ thảo, sống hàng năm hay lâu năm, thân dứng, cao 1 – 2m lúc non có lông. Lá mọc cách, phiến chia 5 – 9 thùy, gốc hình tim có kho có lông mịn, dài 8 – 16cm, rộng 1 – 5cm, cuống lá dài 5 – 15cm. Hoa cuống dài 1 – 5cm, hoa lớn đường kính 10 – 20cm, 5 cánh, màu vàng, ở giữa tím, rất nhiều nhị. Quả nang dài 4 – 5cm, có 5 cạnh trong có hạt, hạt có lông. Mùa hoa tháng 9 – 10.

  • Thu hái và chế biến: Rễ thu hái mùa thu, đông, đào lên rửa sạch đất cát, phơi khô; Lá thu hái quanh năm, hái lá bánh tẻ phơi khô hoặc dùng tươi; Hoa thu hái khi ra hoa phơi năng hoặc dùng tươi; Hạt lấy hạt già chuyển màu nâu đen, hơi nứt cạnh đập lấy hạt phơi khô.

  • Công dụng: Rễ vị ngọt, tính bình lợi niệu, nhuận tràng, chữa bí đại tiểu tiện, thủy thũng.

    • Liều dùng: 10 – 20g sắc uống.

    • Lá đắp chữa ung nhọt, có thể hút mủ rất mạnh, bị thương tích chảy máu, dùng khoảng 10 – 20g hãm, sắc uống hoặc đắp bên ngoài

    • Hoa nghiền trộn với dầu vừng chữa bỏng lửa, bỏng nước (bôi ngoài). Uống chữa đái có sỏi, dùng khoảng 5 – 10g hãm uống.

    • Hạt có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ, giúp tiêu hóa, lợi niệu, thông sữa, chữa thủy thũng, tắc sữa, tiêu hóa kém. Ngoài ra còn có tác dụng sinh cơ phục hồi vết thương, dùng với liều 5 – 10g, hãm sắc uống.

    • Người bị tiêu chảy không dùng.

  • Bảo quản Dược liệu nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan