THỒM LỒM

  • Tên khoa học: Polygonum chinense L, họ Rau răm (Polygonaceae) còn gọi là Đuôi tôm – Cây thuốc lồm – Lá lồm – Hồng sơn thất (TQ).

  • Bộ phận dùng: Cả cây tươi hoặc đã chế biến khô của cây thồm lồm (Herba polygoni Chinensis).

  • Mô tả cây: cây thảo, sống lâu năm, mọc bò hay leo thành bụi, thần dài 2 – 4cm. Thân nhẵn màu nâu đỏ, có nhiều rãnh dọc, lá nguyên hình trứng, đầu nhọn, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5cm, lá mọc cách, gần như không cuống, ôm vào thân. Cụm hoa hình xim, ở đầu cành mang nhiều hoa, hoa nhỏ màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh, thuôn dài, có hạch cứng ở giữa khi chín màu lam, rồi tím đen. Mùa hoa quả tháng 7 – 11. Cây thồm lồm mọc gần như ở khắp nơi ở nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, cắt thành đoạn rồi phơi hay chế biến khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, thồm lồm vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Có tác dụng hoạt huyết trừ phong, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Chữa các chứng bệnh: chấn thương do đòn hay ngã, bệnh lở, ngứa ngoài da, ăn loét kẽ, rãnh tai, phụ nữ sau sinh bị ngứa khắp người có mụn. Qua thử nghiệm thấy có tác dụng kháng sinh. Ngoài ra thồm lồm còn chữa viểmuột, tiêu hóa kém, lỵ, chữa viêm gan viêm amiđan, họng.

    • Liều dùng: 10 – 20g (có thể tăng thssm 20 – 40g) sắc uống, dùng ngoài da lượng vừa đủ.

    • Lưu ý: rễ thồm lồm có tác dụng lưu thông máu, lưu thông khí, chữa chấn thương, đòn ngã. Liều lượng là 4 -8g sắc uống.

  • Bài thuốc phụ nứ sau sinh bị ngứa toàn thân: dùng cây thồm lồm 9 lượng tùy ý đun nước tắm rửa.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan