NGÔ THÙ DU

  • Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth (Tetradium rutaecarpum (A. Juss, Hartley), họ Cam (Rutaceae); còn gọi là Thù du – ngô vu – Ngô thù.

  • Bộ phận dùng: Quả chưa chín của cây ngô thù du phơi hay sấy khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây thù du là một cây nhỏ, cao 2, 5 – 5m. Cành màu nâu hay tím nâu, cành non có nhiều lông mềm dài, cành già thì lông rụng trên mặt cành có nhiều bì không. Lá mọc đối, lá kép lông chim lẻ, có 5 – 9 lá chét, cả cuống và lá dài độ 20 – 40cm. Lá chét cũng mọc đôi (trừ chiếc lá lẻ ở đầu), cuống ngắn 2 – 5mm; phiến hình bầu dục hay hình trứng, dài 6 – 15cm, đầu lá chét nhọn dài, mép nguyên, hai mặt đều có lông màu âu mịn, mặt dưới nhiều lông hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính màu vàng trắng khác gốc, hoa cái lớn hoa đực, đa số những hoa nhỏ tụ thành tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiểu màu nâu mềm. Mùa hoa tháng 6 – 8. Quả hình cầu, dẹt, gần như có 5 cạnh, đường kính 2, 5 – 5mm, cao độ 3,5mm. Khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín thì mặt ngoài màu lục vàng tối hay màu đen lục, xù xì có những vân nhỏ và những điểm tinh dầu. Đỉnh phẳng, giữa có chỗ lõm và 5 đường nối nhỏ, có khi không rõ, đáy có đài hoa và cuống quả. Cuống quả dài khoảng 5mm, đường kính khoảng 1,5mm, màu lục xam hay mài lục vàng, có nhiều lông nhung màu.Chất cứng, khó nát vụn, bổ ra trong màu đen, phần nhiều đặc, đôi khi có nứt lỗ, soi kinh lúp phóng to thấy rõ ở mép có những chấm nhỏ màu đen chứa tinh dầu. Mùa quả tháng 9 – 10.

  • Thu hái và chế biến: Vào khoảng tháng 9 – 11, khi quả có màu xanh nhuốm vàng mà chữa chín, tâm bì chưa tách ra thì hái về rải đều, phơi khô, hoặc nếu gặp thời tiết xấu thì có thể sấy khô bằng lửa nhẹ, xoa lăn rồi sàng sạch, loại bỏ cành và tạp chất.

Ngô thù du mùi thơm, xông mạnh, vị cay tê, hơi đắng. Loại ngô thù du quả nhỏ, mập chắc màu lục, mùi thơm xông mạnh, không có cành lá là loại tốt. Loại ngô thù du quả to, màu đen, mùi thơm ít, nhẹ là kém. Loại ngô thù du đã nứt nẻ như hoa tiêu, không còn mùi, nếm không tê lưỡi thì không dùng làm thuốc. Có nhiều loại ngô thù du:

    • Thường ngô du (Ngô di Thường Đức): Quả tốt đều, ,màu lục tro, thơm mạnh là tốt nhất.

    • Xuyên ngô du (Ngô di Tứ Xuyên): quả xấu tốt, to nhỏ không đều, nhiều tinh dầu, thơm mạnh, màu hơi lục đen.

    • Đỗ ngô du: (Ngô di Triết Giang): quả nhỏ bé màu lục tối, mùi thơm kém Thường ngô du.

    • Quảng ngô du (Ngô du Quảng Tây): Màu đen xám, quả tương đối to, mùi thơm kém.

    • Thiềm tây ngô du: quả to xốp mềm, ,mùi thơm kém, có lẫn nhiều tạp chất, cành.

    • Hán ngô du (Ngô du Hán khẩu): quả to xộp, màu nâu xám, có nhiều quả bị mứt, lẫn tạp chất cành.

    • Giang Tây ngô du: Quả nứt gần hết.

  • Công dụng: Theo Đông y, ngô thù du vị cay, đắng, tính chất nóng, hơi có độc, vào 4 kinh: Can, Thận, Tỳ, Vị. Có tác dụng tán hàn, ôn trung (làm tan lạnh, làm ấm dạ dày, giúp đỡ sự tiêu hóa) táo thấp (lợi niệu, tiêu thoát nước ứ đọng) hạ khí, khai uất (đưa hơi đi xuống, thông những nơi bị tắc đọng). Theo một số tác giả, ngô thì du có tác dụng chống nôn, co bóp tử cung, làm tăng huyết áp và ức chế sự sinh trưởng của một số khuẩn gây bệnh ngoài da. Dùng chữa các bệnh: nôn mửa, nhức đầu, chân tay lạnh, đau bụng tức ngực, lạnh bụng tiêu chảy, mình mảy tê đau, cưới khí phù thũng. Nước sắc ngô thù du dùng ngậm rồi nổ đi để chữa nhức răng, mụn mọc ở lưỡi và miệng hoặc dùng để rửa hạ bộ chảy nước, ngứa ngáy (sán thống).

    • Liều dùng: 1,5 – 6g thuốc bột hay sắc uống (ngắt bỏ cuống) có khi dùng dưới dạng Chích ngô thù du: Lấy 325g cam thảo, sắc lấy nước, lọc bỏ bã. Cho 5 kg ngô thù du vào đun cho nước cam thảo ngấm hết thì sao ngô thù du cho đến khô.

    • Lưu ý: Người âm hư có nhiệt mà không hàn thấp không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa các chứng bệnh: bụng sườn đau nhức, nôn mửa ra nước chua, tiêu chảy: Hoàng liên 180g; Ngô thù du 30g. Tán thành bột mịn, trộn thật đều. lấy nước đun sôi để nguội nhào bột, làm thành viên nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Mỗi lần uống 3 – 4,5g. Mỗi ngày uống 1 – 3 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm.

    • Bài số 2: Chữa nôn mửa, không đi ngoài: ngô thù du: 5g; Can khương (gừng khô) 2g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi râm mát, khô ráo, nút kín.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan