TRẦM HƯƠNG

  • Tên khoa học: Aquilaria crassna crassna Pierre, họ Trầm (Thymelaeaceae) còn gọi là Trầm gió – Tiến khẩu – Trầm hương vì cây gỗ nặng chìm (trầm) dưới nước mà vẫn thơm nên gọi như vậy.
     
  • Bộ phận dùng: Lõi gỗ nặng có nhiều nhựa thơm của cây trầm hương (Lignum Aquilariae), được ghi vào Dược điển VN và TQ.


     
  • Mô tả cây trầm hương là loại cây cao to khoảng 30 – 40m , vỏ xám xơ. Lá mọc so le, hình thuôn nhọn 2 đầu, dài độ 8cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới có lông. Hoa tự hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa nhỏ, màu trắng ngà. Quả nang. Trầm hương mọc hoang ở vùng núi Quảng bình, VĨnh linh, Khánh hòa, Quảng nam…
     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm. Lấy lõi thân, cành hoặc rễ cây trầm hương về đẽo bỏ phần gỗ trắng bên ngoài, lấy tâm lõi đen bên trong đem phơi trong bóng râm, thường là thanh hay mảnh có hình thù không nhất định dài khoảng 10 – 30cm rộng khoảng 2 – 6cm, có khi như thanh gỗ mục, rải rác có khi có lỗ của sâu đục màu nâu xám rõ thớ gỗ.
     
    • Trầm hương có mùi thơm đặc biệt, vị đắng, thả xuống nước thì chìm. Loiạ trầm lõi gỗ m ịn, chắc nặng, màu nâu sẫm, có vết đen chứa nhiều dầu, mùi thơm đậm khi đốt dễ cháy có dầu sùi ra thấm ra gần chỗ cháy, tỏa mùi thơm dễ chịu là tốt.
       
    • Loại trầm vỏ giác ở ngoài màu nhạt là kém. Trầm vùng Kỳ nam, quảng Bình , Vĩnh linh, Huế, Quảng Nam, Khánh hóa là quý nhất. Dược điển TQ cũng ghi nhận Trầm Việt Nam rất quý. Cây to bằng cây liễu, lá như lá quýt, hoa trắng mà nhiều, lói ở thân cây lâu năm thành trầm. Cùng một cây mà chia thành nhiều chủng loại trầm: Thả xuống nước nổi là kê cốt hương (Trầm xương gà), ở gốc cây gọi là Hoàng thục hương (Trầm vàng), ở cành thì gọi là Sạn hương, nhẹ mà to gọi là Mã đề hương.
       
    • Hiên nay trầm gió tự nhiên đã bị cạn kiệt do khai thác, các dự án trồng mới và nhân tạo đã được triển khai ở nhiều vùng. Cũng còn loại trầm mầm (mùi hương không thơm mà dân quen gọi là trầm đám ma và không có dầu sùi ra khi đốt). Trung quốc còn dùng Trầm vùng Hải nam gọi là Quốc sản trầm hương, thổ trầm hương chất lượng kém xa Trầm của Việt nam mà Trung Quốc gọi là Tiến khẩu, cùng với Trầm nhập từ Ấn độ và Malaixia.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, Trầm hương vị cay đắng, tính ấm vào 3 kinh Tỳ, Vị , Thận. Có tác dụng đưa hơi đi xuống thận, làm ấm bụng, ấm thận, bảo vệ gan, long đờm. Dùng chữa các chứng bệnh như lên cơn hen, hoi ư dồn ngược lên, nấc nghẹn đau bụng, lạnh lưng, buốt gối, bí đại tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh.
     
    • Liều dùng: 1 – 3g; Nghiền thành bột hay ngâm rượu nhưng mài vào thuốc thì tốt hơn.
       
    • Lưu ý: Người âm hư, hỏa vượng không nên dùng.
       
  • Một số ứng dụng từ Trầm hương:
     
    • Chữa lạnh bụng tức ngực: Trầm hương 1,5g; Ô dược 4g; Mộc hương 4g; Bình lãng 4g, nghiền nhỏ uống với nước ấm.
       
    • Chữa hen phế quản: Trầm hương 1,5g; Trắc bách diệp 3g, Tán bột uống lúc dắp đi ngủ.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan