THỔ PHỤC LINH (THÂN RỄ)

  • Tên khoa học: Smilax glabra Roxb – họ Khúc khắc còn được gọi là Khúc khắc – Cậm cù – Dây chắt – Thổ tì giải.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ đã chế biến khô của cây Thổ phục linh. Đã được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây sống lâu năm, dạng dây leo hay trườn bò trên mặt đất (4 – 10m), phân nhiều cành, không gai, thường có nhiều tua cuốn. Củ (thân rễ) cong queo, dài 8 – 15cm, rộng 3 – 7cm, có nhiều gai, rễ con, cứng khó bẻ gãy, bẻ ngang màu hồng nhạt, nhiều bột, nếm hơi chát, hơi ngọt, giữa có lõi xơ. Lá mọc cách, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 6 – 12cm rộng 2 – 5cm, phẳng hơi cứng, cuống lá hơi ngắn độ 1cm, có 3 gân chính, hình cung từ đầu đến cuối phiến lá. Cụm hoa mọc ở nách lá, thành tán gồm 20 – 30 hoa màu lục nhạt. hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng hình cầu, đường kính 6 – 8mm, khi chín màu đỏ tím, có 3 hạt. Mùa hoa tháng 5 – 7, quả tháng 8 – 11. Cây khúc khắc mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi, cây bụi thưa và có nắng.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch quanh năm, tháng 9 – 10 thì tốt. Đàoc ủ, gọt bỏ rễ con, gai, rửa sạch, sấy khô hoặc thái lát theo quy định rồi sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, Thổ phục linh vị hơi ngọt, tính bình vào 2 kinh Can, Thận, có tác dụng trừ thấp nhiệt lợi gân xương, tiêu thũng, lợi niệu, giải dộc thủy ngân, khinh phấn. Dùng chữa các chứng bệnh Phong tê thấp, chân tay co quắp, bệnh lở ngứa ngoài da, bị bệnh giang mai.

  • Liều dùng: 15 – 30g; Lưu ý người can thận âm hư không uống; không uống trà trong khi uống Thổ phục linh.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Trừ phong thấp, trừ độc giang mai: Thổ phục linh 20g; Kim ngân hoa 10g; Mộc qua 10g; Ý dĩ nhân 15g; Phòng phong 15g; mộc thông 10g; Người yếu mệt thêm Nhân sâm 10g, người thiếu máu thêm đương quy 10g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa độc giang mai, lở loét chân tay co quắp: thổ phục linh 30g sắc uống trong vaongf 1 ngày, có thể dùng làm nước uống không kể thời hạn.

  • Dược liệu cần bảo quản nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan