PHỤC LINH
-
Tên khoa học: Poria coros Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae); còn gọi là Bạch linh; Bạch phục linh – Phục thần
-
Bộ phận dùng: Quả thể nấm (Poria) đã chế biến khô. Đước ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả: Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông đã chết, dưới mặt đất độ 20 – 30cm, phía mặt trời. Quả thể hình khối, hình xù xì nhiều dạng như có nhiều bướu, xù xì, lồi lõm có nhiều nếp nhăn, to nhỏ, đường kính từ 3 – 10cm, nặng từ 0,3 – 4kg. mặt cắt ngang có viền ngoài mầu nâu nhạt bên trong màu sám nhạt ,trắng.
-
Thu hái chế biến: Thu hoạch tháng 9 – 10 (sau tiết lập thu). Đào lên, rửa sạch đem đồ, phơi sấy nhẹ, cho khô trong râm. Có thể chia thành 4 loại:
-
Phục linh bì: là lớp vỏ ngoài.
-
Xích phục linh là lớp thứ hai, sau phần vỏ ngoài, mầu hơi hồng hoặc nâu nhạt.
-
Bạch phục linh là phần bên trong còn lại, ,màu trắng hơn.
-
Phục linh và phục thần thường thái thành hình dẹt, vuông hay chữ nhật dài, rộng 3 – 6cm, chiều dày 0,5cm.
-
-
Công dụng: Theo Đông y, phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình vào 4 kinh: Tỳ Phế, Tâm Thận. Có tác dụng thấm thấp, lợi niệu, kêịn tỳ (giúp tiêu hóa) an thần. Chữa các chứng bệnh thấp,, phù thũng, tiẻu tiện khó, tiêu hóa kém, tiêu chảy, bụng đầy chướng, kém ăn, kém ngủ, chân tay mỏi mệt, hồi hộp, lo âu. Gần đây còn thấy Phụ linh có tác dụng chống ung thư.
-
Liều dùng: 8 – 16g (tán bột hoặc sắc uống).
-
Lưu ý: Người đi tiểu quá nhiều không được uống phục linh. Trong thời gian uống phục linh, không được ăn dấm.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa phù thũng, tiểu tiện khó: Dùng Bạch linh 12g; Trạch tả 9g; Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa phù thũng, phụ nữ có thai phù chân, người yếu mệt: Phục linh 250g; Bột cám gạo 125g. Tán bột. Mỗi lần uống 9g. Ngày 2 lần với nước sôi còn âm ấm.
-
Bài số 3: Chữa yếu tim, lo sợ, hồi hộp, ngủ không yên: Phục linh – Phục thần – Thạch xương bồ - Viễn chí – đảng sâm; mỗi thứ lượng bằng nhau. Tán bột, luyện mật ong làm viê. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
-
-
Bảo quản để nơi khô ráo, kín.