KHÚC KHẮC (THÂN RỄ)

  • Tên khoa học: Smilax glabrra Roxb, họ Hành (Liliaceae). Tên khác THổ ty giải – Thổ phục linh (TQ).

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ (thường gọi là củ) của cây khúc khắc đã chế biến khô. Được ghi nhận vào trong Dược điển của VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây khúc khắc là một loài dây, sống lâu năm, có thể dài 4 – 5m, có nhiều cành nhỏ gày, không có gai, nhiều khi có tua cuốn. Thân rễ cứng chắc, tròn, dẹp, đâm sâu xuống đất. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôc lá nhẵn bóng, chắc cứng, mép nhẵn. Hoa mọc thành tán độ 20 – 30 hoa màu vàng nhạt, nở vào mùa xuân. Quả mọng, hình cầu nhỏ, khi chín màu đỏ, trong có hạt. Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa đông. Đào lấy củ, gọt sạch gai và rễ con, rửa sạch đất cát. Để nguyên củ đem phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 – 50độ C cho thật khô.

    • Thổ phục linh không mùi,, vị nhạt hơi ngọt, hơi chát. Loại THổ phục linh khô, da màu nâu, gọt sạch gai và rễ con, thịt nhiều, vị hơi ngọt, chất bột màu trắng hồng, ít xơ, nguyên củ to, đường kính trên 3cm và dài trên 8cm, không mốc mọt, không vụn nát, sạch đất cát là tốt. Tránh nhầm với củ Kim cang rất cứng, ít thịt, nhiều xơ, nhiều gai và lá to hơn Thổ phục linh.

  • Thành phần hóa học: THổ phục linh chữa các chất saponin, flavon, anthocyan…

  • Công dụng: Theo Đông y, thổ phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào 2 kinh Can, Thận. CÓ tác dụng trừ thấp nhiệt, lợi gân xương, giải độc thủy ngân. DÙng chữa các chứng bệnh mụn nhọt, lở ngữa, giang mai, eczâm, gân xương cơ đau, bí tiểu, phong thấp.

    • Liều dùng: 15 – 30g sắc uống. Ngâm nước cho mềm, thái mỏng.

    • Lưu ý: Người yếu gan, yếu thận không dượcdùng. Khi uống Thổ phục linh thì không uống nước chè.

  • Một số bài thuốc ứng ứng dụng:

    • Bài số 1: nhọt sưng chưa làm mủ: dùng: thổ phục linh tán bột trộn với giấm, bôi ngoài da.

    • Bài số 2: Chữa lao hạch, lở loét: thổ phục linh sắc, tán bột hoặc nấu với gạo ăn.

    • Bài số 3: Chữa viêm da: thổ phục linh 20-40g, sắc uống hằng ngày.

    • Bài số 4: Chữa viêm da có mủ: thổ phục linh và kim ngân hoa cùng lượng 40g, cam thảo 12g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa băng huyết, đới hạ: dùng thổ phục linh sắc thêm đường đỏ (nếu băng huyết) thêm đường trắng (nếu đới hạ) uống.

    • Bài số 6: Chữa bệnh giang mai: thổ phục linh 40g, hà thủ ô 20g, vỏ núc nác 10g, ké đầu ngựa 10g, gai bồ kết (sao tồn tính) 8g; Hoặc dùng: Thổ phục linh 30g; Kim ngân hoa 15g; Uy linh tiên 9g; Cam thảo 6g; Bạch tiên bì 9g. Sắc uống.

    • Bài số 7: Chữa bàng quang bị viêm: thổ phục linh 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống.

    • Bài số 8: Chữa đau thần kinh tọa: thổ phục linh 30g, dây đau xương 20g, cỏ xước 20g, tang ký sinh 20g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang.

    • Bài số 9: Người bị phong thấp, gân xương đau nhức có thể dùng: thổ phục linh 20g; dây đau xương 20g; thiên niên kiện 8g; bạch chỉ 6g; cốt toái bổ 10g và đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang

    • Bài số 10: Thổ phục linh ngâm rượu giúp khí huyết lưu thông, bổ can thận, khử phong thấp: thổ phục linh 300g, lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm với 5 lít rượu trắng 35 - 40 độ từ 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml; Hoặc dùng bài ngâm: Ngũ gia bì, ngưu tất, mộc qua, tục đoạn, đỗ trọng, thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô, thổ phục linh, mỗi vị 20g, ngâm với 2 lít rượu trắng, mỗi tối uống 30ml.

    • Bài số 11: Bài thuốc dùng hỗ trợ điều trị ung thư:

      • Ung thư đường tiêu hóa: có thể dùng thổ phục linh 30g; nấm hương 10g; và bạch truật 20g, các vi sắc uống.

      • Ung thư hạch: dùng thổ phục linh 100g, tán bột mịn để sắc nước uống hoặc thêm gạo nấu cháo ăn hàng ngày.

      • Ung thư bàng quang: thổ phục linh 30g, trà thụ căn 20g,tề thái 20g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo vì dễ bị mối mọt, bọ chuột.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan