THỔ HOÀNG LIÊN
-
Tên khoa học: Thalictrum foliolóum DC. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae), còn gọi là Hoàng liên đuôi ngựa – Mã vĩ hoàng liên (TQ).
-
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây thổ hoàng liên (Rhizoma Thalictri) phơi khô và được ghi vào Dược điển VN.
-
Mô tả cây: Cây thổ Hoàng liên cao tới 40 – 100cm, có nhiều mấu, bẻ ngang thấy rất nhiều xơ, thịt màu vàng hay vàng trắng. Lá kép 3 lần lông chim, có bẹ. Lá chét, hình tròn hay hình bầu dục, mép lá khía tai bèo. Hoa nhỏ, cánh mỏng, hơi phớt tím. Cây thổ hoàng liên mọc hoang nhiều ở khu vực tây Bắc nước ta.
-
Thu hái và chế biến: Thu hái tốt nhất là vào mùa thu, đông. Khi cây khô lụi, đào lấy rễ, dội nước mạnh cho sạch đất cát, cắt bỏ phần thân trên cổ rễ và rễ con rồi phơi khô. Thổ Hoàng liên không mùi, vị rất đắng. Loại thổ Hoàng liên rễ khô, có nhiều khúc khuỷu, bẻ gãy ngang có màu vàng tươi, vị rất đắng, không vụn nát, không lẫn tạp chất là tốt. Có 2 loại hoàng liên: Loại 1 là Thân – rễ có đường kính trên 4mm và dài trên 2,5cm; Loại 2 có thân – rễ đường kinh 2 – 4mm, dài 1 – 2,5cm
-
Công dụng: Dùng để thay thế Hoàng liên
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp