THIÊN MA

  • Tên khoa học: Gastrodia elata BL, họ Lan (Orchidaceae) còn gọi Tall gastrodia Tuber.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây thiên ma (Rhizoma gastrodiae). Đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Là một cây ký sinh sống lâu năm vùng núi, nơi ẩm ướt. Thân – rễ, dưới đất, chất thịt dài 7 – 15cm, bên ngoài màu vàng nâu nhạt. Phần trên mặt đất, thẳng đứng màu vàng đỏ, cao độ 1m,lá không có diệp lục tố, như những lớp vày mỏng. Hoa màu vàng.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch mùa đông, xuân, đào lấy phần thân, rễ (củ) dưới đất, cắt tỉa, phơi sấy khô là được (nhẹ lửa, nhiệt độ không cao).

  • Công dụng: Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình. Vào các kinh Can. Có tác dụng tức phong (tắt gió), chặn kinh giật, trừ phong, giảm đau (đau khớp và đau dây thần kinh), thông mật, giảm huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh trúng phong, động kinh, sài uốn ván, chân tay tê bại, co quắp, liệt nửa người, do tai biến mạch não, tăng huyết áp, các chứng bệnh do can phong bố lên gây nhức đầu hoa mắt, lưng gối mềm yếu, ho có đờm, thiên đầu thống.

    • Liều dùng: 3 – 10g (sắc uống tán bột uống).

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa có giật, sài uốn ván: Thiên ma 15g; Phòng phong 15g; Khương hoạt 15g; Bạch phụ tử 15g; Nam tinh chế 15g. Tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 6g ngày 2 lần với nước ấm.

    • Bài số 2: Chữa chứng thiên đầu thống, váng đầu, hoa mắt: dùng Thiên ma 15g; Xuyên khung 5g. Tán bột làm viên, mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.

    • Bài số 3: Chữa nhức đầu, hoa mắt do phong đàm ho có đờm:

Thiên ma

10g

Bạch linh

10g

Cam thảo

3g

Bạch truật

10g

Bán hạ chế

10g

Quất hồng

6g

Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa đau khớp, người yếu mệt do phong, hàn thấp:

Thiên ma

10g

Đỗ trọng

10g

Đương quy

10g

Huyền sâm

12g

Phụ tử chế

10g

Ngưu tất

10g

Sinh địa

10g

Tỳ giải

10g

Tán bột, luyện với mật ong, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.

  • Bảo quản dược liệu nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan