THẢO QUẢ
-
Tên khoa học: Amomum tsao-ko Crévost et Lemaríe, họ Gừng (Zingiberaceae) còn gọi là Đò ho – Tò ho – mac hâu – may mac hâu (Thái).
-
Bộ phận dùng: Quả chín của cây thảo quả (Fructus tsao – ko) phơi hay sấy khô. Được ghi vào Dược điển TQ và VN.
-
Mô tả cây: Cây thảo quả là một cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc ngang. Lá đơn, mọc so le, dài 45 – 60cm rộng 21 – 32cm, gân lá hình lông chim, lá màu lục sẫm, mép nguyên. Hoa tự thành bống, mọc từ gốc, hoa màu trắng ngà, nở vào tháng 5. Quả chín, có màu đỏ, nâu, khi khô, nứt hình cầu dài, vỏ ngoài có nếp nhăn, song song theo chiều dọc, trong chữa độ 50 hạt rất thơm. Cây mọc hoang và được trồng.
-
Thu hái chế biến: Vào tháng 9 – 12 khi quả chín thì hái về phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Thảo quả mùi thơm, đặc biệt, vị tê cay, hạt mập, nguyên quả, không vụn nát là tốt.
-
Công dụng: Theo Đông y, thảo quả vị cay, ấm vào 2 kinh Tỳ, Vỵ. Có tác dụng làm khô ẩm ướt (Táo thấp) trừ đờm tiêu đờm, giúp tiêu hóa, chữa sốt rét. Dùng chữa các chứng bệnh do lạnh, đau tức ngực, ăn uống không tiêu, nóng ít rét nhiều. Nhân dân thường nấu chè khô…
-
Liều dùng: 2,5 – 5g, tán bột hay sắc uống. Có khi dùng nhân gọi là thảo quả nhân, đem sao lửa nhẹ cho quả hơi nở phồng, lấy ra để nguội bỏ vỏ lấy nhân. Hoặc dùng nhân thảo quả tẩm gừng, giã ép lấy nước thêm ít nước, trộn đều, sao lửa nhẹ, lấy ra để nguội thì được Khương thảo quả nhân.
-
Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, thiếu máu mà không hàn thấp, thực tả không được dùng.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa sốt rêt mới khỏi, giúp tiêu hóa ăn ngon hơn:
-
-
Thảo quả
4g
Bạch chỉ
4g
Tứ tô
4g
Cao lương khương
2g
Xuyên khung
4g
Thanh quất bì
4g
Cam thảo
4g
Sắc uống.
-
-
Bài số 2: Chữa chứng hàn thấp, tích đọng bên trong, trướng đầy, tức ngực đau bụng:
-
-
Thảo quả (nướng chín)
5g
Hậu phác
9g
Thanh bì
6g
Đinh hương
3g
Cam thảo
3g
Cao lương khương
5g
Hoắc hương
9g
Thần khúc
6g
Gừng sống
9g
Đại táo
9g
Sắc uống.
-
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo mát, thoáng.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp