THĂNG MA

  • Tên khoa học:

    • Cimicifuga dahuria (turcz) Maxim – còn gọi là Bắc thang ma – Đông bắc thăng ma.

    • Cimicifuga heracleifolia Komar – còn gọi là Thiên thăng ma (Triều tiên coi vị thăng ma chính thức ghi trong Triều tiên Hán dược cục phương).

    • Cimicifuga foetida L – Tây thăng ma – Lục thăng ma – Xuyên thăng ma.

Đều thuộc họ Hoàng liên (Raunculaceae).

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ của 3 cây trên được chế biến khô – được ghi nhận trong Dược điênt TQ.

  • Mô tả cây: Cây bắc thăng ma (C. dahurica) là một cây sống lâu năm, thân cao 1- 2m, thân rễ to, nhiều đầu, hơi cong queo, ngoài màu đen, mặt cắt ngang màu trắng tro. Lá kép 2 -3 lần lông chim, mép có răng cưa. Hoa tự hình chumg hoa đơn tính màu vàng nhạt. Quả kép có 5 tâm bì.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào 2 mùa xuân thi. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rẽ, loại bỏ đất cát, phơi cho tới khi rễ con khô, đốt hoặc cắt bỏ tua rễ con rồi lại phơi khô.

    • Thăng ma mùi nhẹ, vị hơi đắng chát. Loại thăng ma thân – rễ , to khô chắc vỏ ngoài màu nâu đen, mặt cắt ngang màu lục vàng, sạch rễ con là tốt.

    • Cần phân biệt với rễ cây tiêu kế (Cirsium segetum Bge) họ hoa Cúc, còn gọi là Thăng ma Nam.

      • Hoặc với cây ma hoa đầu (serratula sinensis Moore) họ Cúc ở vùng Quảng ĐÔng TQ.

  • Công dụng: Theo Đông y, thăng mà vị ngọt cay hơi đắng, tính hơi lạnh vòa 4 kinh. Tỳ. Vị, Đại trường. Có tác dụng thăng dương (làm dương đi lên) giàng trọc (làm cho cái đục đi xuống, trừ phong, giải độc làm cho các nốt sởi mọc ra ngoài.

    • Dùng chữa các chứng bệnh: Sốt nóng, đau đầu, mụn lở ở miệng, sởi đầu (ban chẩn) chưa mọc ra, tả lỵ lâu ngày, đầy hơi, sa dạ con.

    • Theo Tây y, thăng ma có tác dụng chống sốt nóng, chống viêm giảm đau, giảm huyết áp, chống co thắt, dùng trong các bệnh nhân nhiễm khuẩn thời kỳ đầu (cúm sổ mũi, hoặc viêm răng Lợi).

    • Liều dùng: 3 – 9g, sắc uống dùng sống hay tẩm mật nướng. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác chế thành thuốc bổ trung ích khí.

    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư, nôn ra máu, chảy máu cam, ho có nhiều đờm, nôn ọe, hơi đưa ngược, điên cuồng, trẻ em đã mọc các nốt sởi ban, đậu đều không dùng được. Cimilin trong Thăng ma uống quá nhiều thì bắp thịt mềm, đầu váng, mắt hoa, mạch và hơi thở giảm, dạ dày bị kích thích đến nôn mửa kịch liệt.

  • Một số bài thuộc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tỳ vị hư nhược, biếng ăn, tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, lòi dom:

Xương truật

3g

Thăng ma

3g

Sài hồ

4g

Khương hoạt

3g

Phòng phong

3g

Thần khúc

3g

Trạch tả

6g

Trư linh

3g

Trần bì

3g

Đại mạch nha

6g

Chích cam thảo

4g

Cát cánh

3g

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa đau tăng do nhiệt: nước sắc thăng ma, ngậm rồi nuốt.

    • Bài số 3: Chữa chứng sởi mới chớm, do phong hàn bế tắc mà sởi không mọc đều, hoặc vì tiêu chảy mà sởi lặn không mọc ra: Dùng Thăng ma 3g; Xích thược 1,5g; Cam thảo 1,5g; Cát căn 9g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa chứng bí hơi, khó thở, hết hơi, mệt lả, không đủ sức nói: Dùng Thăng ma 3g; Hoàng kỳ 1,5g; Tri mẫu 6g; Cát cánh 6g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan