TÁO (NHÂN, HẠT)

  • Tên khoa học: Zizyphus jujube Lamk họ Táo ta (Rhamnaceae) còn gọi là toan táo, táo ta – táo chua.

  • Bộ phận dùng

    • Nhân quả táo chín (Semen zizyphi jujubae) phơi hay sấy khô. Dược điển TQ ghi dùng nhân quả của cây Ziziphus Jujuba Mill cùng họ, gọi là toan táo nhân. Được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.

    • Cùi thịt (vỏ quả) quả táo chín (Pericarpirum) phơi hay sấy khô gọi là táo nhục, vài nơi dùng thay Sơn thù.

    • Lá táo (Folium) gọi là Táo diệp dùng để chế xiro ho (dùng loại bánh tẻ).

  • Mô tả cây: Cây táo là cây nhỡ, sống lâu năm có nhiều gai, cành thường đâm ngang hay buông thong xuống, rất giòn, dễ gãy. Lá hình bầu dục, ngắn hoặc hơi nhọn dài. Mặt trên xanh, dưới trắng có nhiều lông, mép có răng cưa. Lá mọc so le 3 đường gân chính, dọc theo chiều lá, nổi lên rất rõ. Hoa màu trắng, nhỏ mọc thành xim ở kẽ lá. Mùa hoa tháng 9 – 10. Quả hạch, có vỏ quả ngoài nhẵn, màu vàng lục, khi chín màu vàng, vỏ quả giữa dày, ăn ngon, vị ngọt hơi chua, trong có hạch cứng xù xì. Đập hạch ra sẽ được nhân táo, hình dẹt, có màng nhẵn màu nâu. Cây táo được trồng và mọc hoang khắp nơi trong nước. Trồng bằng hạt, là nguồn mật tốt cho ong.

  • Thu hái và chế biến:

    • Nhân táo: khi quả chín (tháng 12 – 2 thu nhặt hạt táo, đem ngâm nước, rửa sạch phơi khô, xay cho vỡ vỏ hạch cứng (không được làm vỡ nhân) rồi sàng sảy sạch lấy nhân. Xong phơi khô hoặc sấy nhẹ cho thật khô. Nhân táo không mùi, vị hơi ngọt bùi. Lọa nhân táo, khôm mẩy chắc có nhiều dầu, nguyên vẹn, da màu đỏ nâu bóng, vị bùi là tốt. Có hai loại là Loai 1 không lẫn tạp chất, lẫn hạt lép ít dưới 5%; Loại 2 là như loại 1 nhưng hạt màu nâu sậm hơn, hạt lép vỡ có thể lên đến 20%.

      • Tránh nhầm lẫn với hạt cây keo giậu còn gọi là hạt me làm thuốc tẩy giun (hạt keo bóng cứng, lồi ra một đầu nhọn).

    • Cùi táo: là vỏ quả táo, vào khoảng 12 – 2 chọn những quả táo chín, to nhiều cùi, gọt lấy cùi, bỏ hạt, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

    • Lá táo: vào khoảng tháng 6 – 9 hãi là bánh tẻ không sâu héo, đem phơi khô hoặc sấy nhẹ sao cho giữ được màu xám.

  • Công dụng: Theo Đông y, toan táo nhân vị ngọt, tính bình vào 4 kinh Tâm, Can, Đởm, TỲ. Có tác dụng bổ can, bổ tim đờm, định tâm, an thần, giữ mồ hôi. Dùng chữa các bệnh người yếu mệt, hồi hộp, không ngủ được, tim đập mạnh, hay quên, dễ bị kích thích, tựa ra mồ hôi quá nhiều, tân dịch ít, miệng khô. Theo Tây y, nhân hạt táo chia có tác dụng an thần, giảm huyết áp, thúc đẻ.

    • Liều dùng: 6 – 12g, sao vàng, lửa nhẹ, sắc uống. Cũng có khi sao cháy tồn tính để gây ngủ và đỡ độc.

    • Lưu ý: Dùng nhiều quá gây trúng độc, mất trị giác. Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Với cùi táo có thể dùng thay Sơ thù. Liều dùng 5 – 10g.lá táo nhân dân dùng để đắp nhọt, áp xe, sao sắc, uống chữa ho, có bệnh viện đã dùng chữa hen. Liều dùng 30g, sao nhẹ, sắc uống 2 lần 1 ngày hay 2h trước bữa ăn. Lá táo tươi có thể nuôi tằm.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, ra mồ hôi trộm,người yếu mệt: Dùng Toan táo nhân (sao đen tồn tính) 6g; Xuyên khung 3g; Cam thảo 3g; Tri mẫu 4g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa chứng đau gan (can phong) co gân chân tay dau nhức,khó chịu, không ngủ được:

Toán táo nhân

6g

Phòng phong

3g

Chỉ xác

3g

Tang bạch bì

4g

XuSyên khung

3g

Cam thảo

3g

Khương hoạt

3g

Cam cúc hoa

4g

Linh dương giác

1,5g

 

 

Tán thành bột thêm sinh khương, đun với nước bỏ bã, uống khi còn nóng.

    • Bài số 3: Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, kém ngủ, mệt mỏi: Dùng Nhân táo chua (sao) 12g; Viễn chí 6g; Thạch xương bồ 6g; Cam thảo 3g; Đảng sâm 9g; Phục linh 9g; Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa âm hư, lao phổi sốt hâm hấp, buổi chiều, mất ngủ, tự ra mồ hôi: dùng nhân táo chua (sao) 15g; Sinh địa 15gạ tẻ ngon. Sắc uống.

  • Bảo quảnnơi khô ráo, mát tránh nóng ẩm, thường xuyên phơi, sấy nhẹ lửa.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan