TẦN GIAO

  • Tên khoa học: Gentiana macrophylla Pallas, họ Long đởm (Gentianaceae) còn gọi tên là Tần Cửu.

  • Bộ phận dùng: Rễ cây tần giao (Radix gentianae macrophyllae) phơi khô. Đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây tần giao là một cây nhỏ, sống lâu năm cao 30 – 60cm, thân tròn hình trụ, rễ cái mập, màu trắng ngà, dài tới 30cm, phân nhiều nhánh rễ con. Lá phiến to, hình trứng dài, gân song song, lá nhẵn không có lông, hoa màu lơ hay lơ tím, mùa hoa tháng 7 – 0. Quả có nhiều hạt.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào 2 mùa xuân thu (thu thì tốt hơn). Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con; rửa sạch đất cát phơi khô hoặc để đống phơi đến khi thành màu vàng da cam hay vàng tro, rồi mới lại rải ra phơi cho thật khô. Tần giao mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.

    • Loại tần giao rễ to, nhiều thịt dày, màu vàng xám hay xám tro, khô, không mốc mọt, không lẫn vỏ đen là tốt. Ngoài ra còn có 2 cây cùng họ cũng dùng như tần giao lá to.

  • Công dụng: Theo Đông y, tần giao vị đắng, cay tínhbình vào 4 kinh Can, Đởm, Vị, Đại trường. Có tác dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt (hạ sốt) lợi tiểu, điều hòa máu, giãn gân cốt, giảm đau.. Dùng chữa các chứng bệnh phong thấp, tê đau gân xương, co quắp, hoàng đản, chuột rút. Theo Tây y, tân giao có tác dụng giảm huyết áp, chống viêm, hạ sốt nóng, giảm đau, an thần, tăng đường huyết.

    • Liều dùng: 3 - 10g. Những người mắc chứng chân tay tê đau, lâu ngày nhưng cơ thể suy nhược thiếu máu, khí huyết đều kém, không được dùng.

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phong thấp đau nhức:

Tần giao

5g

Sinh địa

3g

Thục địa

3g

Thạch cao

1g

Khương hoạt

2g

Phòng phong

3g

Bạch chỉ

2g

Tế tân

1,5g

Hoàng cầm

1,5g

Đương quy

5g

Bạch thược

3g

Xuyên khung

2g

Phục linh

3g

Cam thảo

1,5g

Độc hoạt

2g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa hoàng đản, chân tay co đau, đầy bụng, tức ngực khat nhưng không muốn uống, nước tiểu ít và vàng, tiêu chảy:

Tần giao

5g

Nhân trần

5g

Mộc thông

3g

Liên kiều

3g

Hoạt thạch

2g

Cam thảo

3g

Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa sốt buổi chiều, hâm hấp nóng trong xương, kể cả nguyên nhân do lao phổi khi ngủ ra mồ hôi trộm: Dùng Tần giao 9g; Địa cốt bì 9g; Thanh cao 6g; Cam thảo 6g. Sắc uống.

  • Bảo quản dược liệu nôi khô ráo, thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan