TẦM GỬI (CÂY DÂU)
-
Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L) Merr họ Tầm gửi (Loảnthaceae) còn gọi là Tang ký sinh (TQ) – chùm gửi.
-
Bộ phận dùng: Cành và lá tầm gửi cây dâu tằm (Ramulus Loranthi) phơi khô. Đã được ghi nhận vào Dược điển Vn và TQ. Ở nước ta cho phép dùng cả tầm gửi trên các cây không độc khác như Sấu, sến, bưởi, sau sau…
-
Mô tả cây: Cây tầm gửi cây dâu là một cây nhỏ, sống bám trên cây dâu, cành nhỏ màu xo trám, có lông ngắn, lá mọc so le gần như mọc đối, phiến lá kình trứng, gần tròn, dài 3 – 8cm rộng 2,5 – 5cm, mép nguyên. Hoa mọc ở kẽ lá, màu nâu da cam, hoa nở vào mùa đông (tháng 8 – 9) quả tháng 9 – 10. Thường ở cây dâu to, lâu năm ở vườn mới có tầm gửi hoặc ở cây to trong rừng.
-
Thu hái và chế biến: Mùa đông chặt lấy những cành có lá, bỏ những đoạn thân to, không có lá, phơi nắng thật nhanh rồi phơi râm cho khô. Tang ký sinh không mùi vị chát. Loại tầm gửi cây dâu cành nhỏ, non, bánh tẻ có nhiều lá chưa bị rụng, màu còn xanh lục xám là tốt.
-
Cây Dướng (Broussonelia papyrifera Vent.) Họ Dâu tằm (moraceae) còn gọi là chử đào thụ hay cây dâu làm giấy cũng có tầm gửi rất giống tầm gửi cây Dâu. Hiện nay tất cả các loại tầm gửi đều sống trên các cây khác như duối,, khế, mít, mít, cam, bưởi, ổi…gọi chung là Ký sinh (không được lấy các cây tầm gửi trên các cây có độc như trúc đào, xoan…).
-
Cũng cần phân biệt với tầm gửi cây liễu (Viscum coloratum nakai, Viscum album Linn, cùng họ) còn gọi là Liễu ký sinh, hộc ký sinh, bắc ký sinh. Lá mọc đối, gân song song, phiến nhỏ dẹt dài 3 – 8cm, rộng 1 – 1,5cm, không có cuống, hoa màu vàng nhạt. Dược điển TQ ghi nhận dùng cả loại này làm thuốc như tang ký sinh gọi chung tên Ký sinh. Một số loài cây tầm gửi có ở nước ta: Tầm gửi lá nhỏ; Tầm gửi dây; Tầm gửi sét.
-
-
Công dụng: Theo Đông y, tang ký sinh vị đắng, tính bình vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, khỏe gân cốt, trừ phong thấp, lợi sữa, an thai, giảm huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh đau nhức xương, lưng đau gối mỏi, phụ nữ bị động thai, tắc sữa, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu.
-
Liều dùng: 10 – 15g, dùng sống hay sao vàng sắc uống. Ở Pháp cũng dùng tầm gửi cây liễu, chữa xơ cứng động mạch vành, nôn ra máu, chứng đau thận, đau lưng.
-
Lưu ý: Người bị mắt kéo màng không được dùng. Kỵ đồ sắt.
-
-
Một số ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa đau lưng, tê nhức gân xương: Dùng Tang ký sinh 10g; Câu kỳ tử 5g; Tục đoạn 10g; Hà thủ ô đỏ 5g; Đương quy 5g; Ngưu tất 10g; Đỗ trọng 10g; Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa động thai, đau bụng: Tang ký sinh 10g; A giao (nướng thơm) 10g; Ngải diệp 10g; Sắc uống lúc còn ấm.
-
Bài số 3: Chữa sau khi đẻ bị tắc sữa không xuống: tang ký sinh 10g; Thái nhỏ, sắc uống lúc ấm.
-
Bài số 4: Chữa tăng huyết áp: Dùng tầm gửi 30g; hạ khô thảo 15g; Bạch thược 9g; Hoàng cầm 6g; Sắc uống.
-
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm, không để bị nát vụn.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp