SỪNG DÊ

  • Tên khoa học: Strophantus divaricatus (lour) Hook et Arn, họ Trúc đào (Apocynaceae) còn gọi là Sừng dê – Sừng bò – Vòi voi rừng – Dương giác ảo.

  • Bộ phận dùng hạt chín già của quả sừng dê (Semen Strophanthi divaricati) đã chế biến khô.

  • Cây sừng dê là một bụi cây nhỏ, cao độ 1 – 2m, cành dài, mềm uốn cong, có thể leo, cành non hình vuông, màu nâu lục nhạt, cành già trụ, màu nâu đen, nhạt có khía dọc, nhiều đốm bì trắng nổi lên. Lá mọc đối, hình trứng ngược dài 5 – 9cm, rộng 2,5 – 5cm. Hoa tự hình xim, ở đầu cành, mang 1 – 3 hoa, cuống dài 1 – 1,5cm, đài hoa màu xanh, tràng hoa hình phễu, rộng, phía trên xẻ làm 5 cánh màu vàng lục, hẹp kéo dài hình sợi tua. Bầu có 2 ngăn, mùa hoa tháng 4 – 5, quả khô gồm 2 đại dính vào nhau ở gốc, xòe ra 2 bên như sừng dê hay sừng bò, đầu nhỏ, đại dài 10 – 15cm, vỏ dày cứng. Khi chín mở ra có nhiều hạt có cuống. hạt hình mũi mác thuôn trên đầu có một đuôi vè lông tơ mịn dài mang bởi 1 cán. Toàn cây có nhựa mủ. Tránh nhầm lẫn với cây Thừng mực lá to cũng gọi là cây sừng trâu hoặc còn bị gọi nhầm là Mộc hoa trắng.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 9 – 10. Khi quả sừng dê chín chưa nở ra thì hái về phơi khô cho quả mở ra lấy hạt. Sàng sảy loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy cho thật khô. Hạt sừng dê mùi nhẹ, khi nghiền thấy có mùi xông lên vị mới đầu dịu nhẹ sau rất đắng.

  • Công dụng: hạt sừng ê chủ yếu được dùng trong Tây y, Theo nghiên cứu, tác dụng của glucosid toàn phần có trong hạt sừng dê thì nó làm tăng rất nhanh mạnh sức co bóp của van tim và tăng trương lực cơ tim; Làm chậm nhịp tim nhưng ảnh hưởng đến nhịp tim tương đối ít; khi có tiêm tĩnh mạch tác dụng xuất hiện nhanh không có giai đoạn chờ đợi như Digitalin; Sự ảnh hưởng lên huyết áp chỉ xảy ra với liều thuốc dùng là liều độc, và kết quả là gây ngừng tim ở trạng thái co thắt tâm thu.

    • Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng hạt sừng dê để chữa các bệnh tim mạch với giá thành rẻ thay thế thuốc nhập ngoại.

    • Thuốc chủ yếu dùng ở phương tây để chữa bệnh.

    • Đây được coi là thuốc độc bảng A.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan