PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG BỆNH QUAI BỊ

Quai bị còn được gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virú quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, có thể gây thành dịch ở trẻ em, thiếu niên. Biểu hiện điển hình là gây viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Việc nhiễm virus quai bị có thể gây tổn thương đến tuyến nước bọt, tinh hoàn ở nam, buồng trứng ở nữ, tụy và hệ thần kinh trung ương.

Bệnh này thường gặp khắp nơi trên thế giới, xảy ra quanh năm như thường thành dịch vào mùa Đông – Xuân và gây dịch ở nơi có mật độ tập trung cao như trường học, đơn vị bộ đôi…

Bệnh lây trực tiếp bằng đường không khí giữa người bệnh và người lành, thời gian lây bệnh là 7 ngày trước và 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Những người chưa mắc quai bị đều có nguy cơ cao, trẻ em dưới 2 tuổi và người gia rất hiếm gặp. Sau khi nhiễm bệnh người bệnh sẽ có miễn dịch bền vững trong nhiều năm, có tái phát nhưng rất hiếm..

Trên thực tế lâm sàng có thể phân chia thành các loại  như phân chia theo triệu chứng gồm thể điển hình và không điển hình; theo mức độ có mức nhẹ, vừa và nặng; theo vị trí tổn thương thì có viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, thần kinh hoặc kết hợp…;

Triệu chứng lâm sàng thường gặp là viêm tuyến mang tai chiếm 70% cá thể có khu trú.

  • Thời kỳ nung bệnh trung bình 18 – 21 ngày.
  • Thời kỳ khởi phát có sốt từ 38 – 39độC. đau đầu, mỏi toàn thân, ăn ngủ kém.
  • Thời kỳ toàn phát: sau sốt 24h thấy xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên sau 1 đến 2 ngày sưng tiếp bên còn lại (ít khi gặp sưng 1 bên), sưng thường không đối xứng, đôi khi sưng to làm mặt có thể lệch về 1 bên, cổ bạnh, cằm xệ.
    • Da vùng tai có xu hướng căng bóng, không đỏ, ấn không lóm, sờ có nóng, đau. Nước bọt ít đặc sánh lại
    • Một số triệu chứng khác như: đau khi há miệng, khi nhai, khi nuốt, đau lan ra tai.
      • Họng có viêm đỏ.
      • Sưng hạch góc hàm, sốt đau đầu kèm nhịp tim chậm; có thể có viêm tuyến dưới lưỡi, dưới hàm.
      • Xét nghiệm thấy bạch cầu giảm, lympho tăng, amylaza máu và nước tiểu tăng.
  • Thời kỳ lui bệnh: thường là bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày, hết sốt sau 3 đến 4 ngày, hết sưng tuyến sau 8 đến 10 ngày, tuyến nước bọt không bị mủ và không teo trừ khi bị bội nhiễm.

Một số thể lâm sàng khác như

  • Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm thường đi kèm với viêm mang tai gây đau, khó nuốt.
  • Viêm tinh hoàn hay gặp ở nam giới đang dậy thì hoặc đã trưởng thành, thường bị một bên tinh hoàn. Xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt mang tai, khoảng 5 đến 10 ngày sau sốt đợt 1 thấy có sốt lại, có thể có nôn, tinh hoàn sưng đau, căng đỏ, trường hợp nặng có viêm thừng tinh hoặc mào tinh, tràn dịch màng tinh hoàn. Biểu hiện bệnh thường hết và giảm dần sau 3 đến 5 ngày, tinh hoàn có toe hay không phải su 2 tháng mới biết, nếu teo 1 bên thì bên lành sẽ hoạt động bù, nếu teo hai bên tỷ lệ vô sinh cũng không cao.
  • Viêm buồng trứng: rất hiếm gặp với biểu hiện sốt, nôn, đau hố chậu có thể xuất huyết tử cung nhẹ, ít biến chứng.
  • Viêm tụy: có thể gặp với đau bụng vùng thượng vị lan ra sườn trái và sau lưng, nôn và buồn nôn, chán ăn, có thể sốt và tiêu chảy.
  • Ngoài ra còn có những biểu hiện về thần kinh như viêm màng não , viêm não, viêm tủy sống, viêm da rễ và dây thần kinh…

Quai bị về cơ bản là bệnh lành tính, hãn hữu gây tử vông do viêm não, cơ tim hay viêm tụy, cũng ít để lại di chứng như gây vô sinh ở nam giới, say thai ở phụ nữ mang thai…

Điều trị quai bị không có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị triệu chứng: súc miệng nước muối, hạ sốt, nằm nghỉ ngơi hạn chế đi lại và vận động khi đang sốt và sưng tuyến, giảm đau. Tùy từng loại bệnh do quai bị gây ra mà có biện pháp phù hợp, người bệnh nên đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.

Dự phòng bằng tiêm phòng là biện pháp hiệu quả trong nhiều năm; cách ly người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan