SÀI HỒ

  1. SÀI HỒ

  • Tên khoa học:

    • Bupleurum sinense D C, còn gọi là Bắc Sài hồ (Trúc diệp Sài hồ, Xả diệp sài hồ, Ngạnh sài hồ, Thiết miêu sài hồ)

    • Bupleurum scorzoneraefolium Wild còn gọi là Nam Sài hồ (Hiệp diệp sài hồ, Nhuyễn sãi hồ, Hương sài hồ)

    • Cả hai loại trên đều thuộc họ Hoa tán.

  • Bộ phận dùng: Rễ của 2 cây trên phơi hay sấy khô. Được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả:

    • Cây Bắc sài hồ là loại cây sống lâu năm, cao khoảng 0,45 – 0,7m, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân cành theo hình chữ chi. Lá mọc so le, hình mũi mác, dài 3 – 6cm, rộng 6 – 13mm, đường gân song song. Hoa tự hình tán hép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ màu vàng, quả hính bầu dục.

    • Cây Nam sài hồ gần giống cây trên nhưng lá hình kim, hẹp hơi (rộng 2 – 5mm).

    • Cả hai loại sài hồ này đều gọi chung là Sài hồ Trung Quốc vì chủ yếu mọc hai vùng Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào hai mùa xuân, thu. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô; Bắc sài hồ có mùi thơm, vị hơi đắng, rễ dai, chắc màu vàng ngà trong khi Nam sài hồ mùi hơi thơm, vị hơi đắng cay, rễ giòn, dễ bẻ gẫy, mùa xanh nhạt. Về cơ bản Sài hồ Trung Quốc rễ to, dài gọn, nguyên vẹn, không kèm theo đoạn gốc thân chồi, không lẫn rễ con, khô, không mốc, không mọt là tốt.

    • Cần phân biệt với Ngân sài hồ còn gọi là Sa sâm nhi là rễ cây Stellaria dichotoma Linn,var,heterophylla Fenzl. Có tác dụng chữa sốt nóng, làm mát máu. Dùng chữa chứng bệnh lao sốt hấm hấp, trong xương và trẻ em cam tích. Hiện nay còn loại Sài hồ gọi là Hải Sài hồ là Rễ cây Lức, họ Cúc.

  • Công dụng: Theo Đông y, Bắc sài hồ vị đắng, tính hơi lạnh, vào 2 kinh Can Đởm; có tác dụng thải nóng ra ngoài, điều hòa bên trong tức là phát biểu, hòa lý, làm giảm sốt, đưa phần dương đi lên tức là thắng dương, giải uất, điều kinh, giúp tiêu hóa, trừ đờm. Dùng chữa các bệnh khi nóng khi lạnh, cảm sốt trong rét ngoài nóng, ngực tức, sườn đau, chóng mặt, miệng đắng, tai ù, choáng váng, lao nóng hâm hấp trong xương, nôn mửa, sốt rét, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh.

    • Theo Tây y, Bắc Sài hồ có tác dụng hạ sốt chống viêm, giảm đau chống ho an thần bảo vệ gan; sát khuẩn cữa cam sốt cúm, một số trường hợp vàng da, một số trường hợp thấp khớp.

    • Liều dùng: 2,5 – 5g, có thể dùng sống, tầm dấm sao: Lấy 1kg sài hồ, thái thành miếng trộn với 125g dấm cho đều, sao lửa nhẹ cho tới khi thấm hết dấm, hơi khô, lấy ra phơi khô thì được Thố Sài hồ hay còn gọi Thác Sài hồ.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng bệnh thương hàn ngoài cảm, khi nóng khi rét, tức ngực, bồn chồn, buồn nôn, miệng đắng, họng khô biếng ăn: Dùng Sài hồ 5g; Cam thảo 4g; Bán hạ 6g; Hoàng cầm 4g; Nhân sâm 4g; Sinh khương 4g; Đại táo 6g; Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa bệnh âm hư, hỏa vượng, khí bị uất ức ở gan, sinh nhức đầu hoa mắt, miệng đắng, đau hai bên sườn, phụ nữ kinh nguyệt không đều: Sài hồ 4g; Bạch thược 4g; Đương quy 4g; Bạch truật 4g; Cam thảo 4g. Thêm Bạc hà, sinh khương, tán thành bột uống mỗi ngày 3 – 6g, mỗi ngày 2 – 3 lần.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mat, tránh mối mọt.

  1. SÀI HỒ VIỆT NAM

  • Tên khoa học: Pluchea pteropoda Héml, họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Sài hồ nam – Cây lức – Hải sài hồ.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae), được ghi nhận Dược điển VN.

  • Mô tả cây: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1 – 2m, phía trên có nhiều cành lá, thân tròn lá mọc hơi so le, mép có răng cưa, vò lá thấy mùi thơm hăc. Hoa tự hình đầu, màu hồng hơi tím. Qua bế có nhiều cạnh, có mào lông, cây mọc hoang nước lợ, cũng được trồng làm hàng rao nơi đất, trồng bằng hạt hay cây con.

  • Thu hái và chế biến: Rễ sài hồ nam thu hái quanh năm đem phơi hoặc sấy khô. Thứ sài hồ nam toàn rễ, khô, da màu nâu tro, chắc không mốc vụn là tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, sài hồ, vị đắng tính hơi lạnh vào 2 kinh Can, Đởm. Có tác dụng tán phong nhiệt, nhức đầu, khát nước, tức ngực, bứt rứt.

  • Liều dùng 8 – 20g, sắc hoặc tán bột uống.

    • Người yếu mệt, âm hư, hỏa vượng không dùng.

  • Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan