RÂM BỤT KÉP

  • Tên khoa học: Hibiscus syriacus L. – họ Bông (Malvaceae); Tên khác Bụp hồng cận – Mộc cận (TQ).
     
  • Bộ phận dùng:
     
    • Hoa tươi hoặc đã chế biến khô của cây râm bụt kép (Flos Hibisci syriacus) còn gọi là Mộc cận hoa (TQ);
       
    • Vỏ rễ đã chế biến khô (Cortex Radicis Hibisci syriacus) còn gọi là Xuyên cận bì (TQ)
       
  • Mô tả: Cây râm bụt kép cao 3 – 6m, cành nhẵn, lá hình thoi, chia làm 3 thùy, mép có răng thưa, cuống lá rất ngắn, có lông. Lá mọc cách, dài 4 – 7cm, rộng 2,5 – 5cm. Hoa mọc đơn độc màu trắng, hồng hay tím. Hoa 5 cánh, nhiều nhị dính thành một trụ. Quả nang, hình trứng, có 5 ngăn, hạt hình thận có lông tơ. Mùa hoa tháng 6 – 7, mùa quả tháng 8 – 10. Cây râm bụt kép được trồng khắp nơi làm cảnh, làm hàng rào ở ta.

  • Thu hái và chế biến: Hoa, thu hái khi mới nở, phơi khô hoặc để tươi dùng (hoa trắng được coi là tốt hơn).
     
  • Công dụng:
     
    • Hoa: Theo Đông y, hoa râm bụt kép vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ thấp nhiệt, làm mát máu, chữa viêm niêm mạc dạ dày và ruột, chảy máu đường ruột, lỵ, phụ nữ bạch đới, chữa cả nôn mửa, tiêu chảy.
       
    • Liều dùng: 10 – 20g (hãm sắc uống). Hoa tươi nghiền nát với dầu vừng bôi chữa bỏng.
       
      • Vỏ rễ: vị ngọt, sáp, tính bình. Chủ yếu dùng chữa bệnh ngoài da ngứa ghẻ, lở, eczema hoặc đun nước tắm rửa.
         
  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan