NHÂN SÂM

  • Tên khoa học:

    • Panax gíneng C.A meyer, forma sylvestre; còn gọi là Dã sơn nhân sâm – Nhân sâm rừng núi – Nhân sâm mọc hoang.

    • Panax gíneng C.A meyer, forma sativum, còn gọi Viên sâm – Nhân sâm vườn – Nhân sâm nhà đều thuốc họ Ngũ gia (Araliaceae)

    • Còn gọi là Sâm – Ginseng.

  • Bộ phận dùng: Rễ của 2 cây nhân sâm trên phơi hay sấy khô. Được ghi nhân vào Dược điển VN, TQ.

  • Mô tả: Cây nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao độ 0m6m, rễ mẫm thành củ to, giống hình người. Lá mọc vòng,có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được 1 năm (nghĩa là sau khi gieo hạt được hai năm) thì cây chỉ có 1 lá với 3 lá chét, nếu cây được hai năm thì vẫn chỉ có 1 lá nhưng với 5 lá chét. Sau 3 năm có 2 lá kép, sau 4 năm có 3 lá kép, từ 5 năm trở lên cây có 4, 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét. Từ năm thứ 3 trở đi, cây nhân sâm mới ra hoa kết quả. Hoa hình tự tán, mọc ở đầu cành, màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị đực, bầu hạ, 2 núm. Hoa nở vào mùa hạ. Quả mọng hơi dẹt, to bằng hạt đậu xanh, khi chín màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Cây từ 4 – 5 năm mới để quả lấy hạt làm giống được. Cây nhân sâm mọc hoang và được trồng ở Hàn quốc, Triều tiên, Trung quốc.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái nhân sâm vào 2 mùa: Xuân và Thu (mùa thu thì tốt hơn). Đất nơi mọc, hay trồng và cách chế biến có thể chia:

    • Loại nhân sâm vườn nhà (Viên sâm) để tươi thì gọi là Thủy sâm.

    • Loại sâm vườn nhà để sống, phơi nắng khô thì gọi là Sinh sái sâm.

    • Loại sâm hoang, rừng để sống, phơi nắng khô thì gọi là Sinh thái Sơn sâm. Loại này quí nhất.

    • Nếu chọn củ to, nặng từ 25g trở lên, đem cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con (để đồ, sấy riêng làm Tu hồng Sâm), đem đồ chín rồi mới phơi hoặc sấy khô thì gọi là Hồng Sâm. Hồng sâm thường là sâm vườn và thường đóng hộp gỗ, bên ngoài là hộp sắt đã hút chân không. Hồng sâm mùi thơm, vị ngọt, hơi đắng. Hồng sâm mặt ngoài mầu nâu hồng, hơi trong suốt, có nếp nhăn dọc, khi khô hơi cứng, dòn. Rễ dài 6 – 20cm, đường kinh 1 – 2cm.

    • Những củ nhỏ hơn, ngắn hơn, đem rửa sạch, cạo sạch vỏ, tẩm nước đường rồi phơi khô thì gọi là Bạch sâm hay đường sâm, thường đóng hộp giấy, rồi sắt bên ngoài. Bạch sâm mùi thơm, vị ngọt. Bạch sâm mặt ngoài màu trắng ngà, chất xốp ròn, thường là những rễ củ dài 4 – 10cm, đường kính 1 – 2cm. Bạch sâm giá trị kém Hồng sâm.

    • Ngoài ra còn có loại Toàn Sám Sinh sái căn là toàn bộ củ, nhánh, rễ con, lô đầu (phấn đấu gốc thân) để sống, phơi khô.

    • Phân loại Sâm theo nước sản xuất (mác thương mại):

      • Nhân sâm Trung quốc: Sâm nhà (viên sâm): Loại sâm nhánh to mập, dài, lô đầu dài, rễ con dài là tốt. Loại sâm nhánh bé, gày, lô đầu ngắn, tẩm nhiều nước đường là kém; Sâm hoang dã (Dã sơn sâm): Quý hơn sâm trồng (sâm nhà). Sâm dẻo, nép nhăn sâu, hình xoắn ốc, rễ con dài mà không rối tung, có những “trân châu điểm” – Nốt sân nổi lên rõ là tốt.

      • Nhân sâm Triều tiên (Hàn quốc) – Sâm Cao ly. Thường được phân theo thứ tự to nhỏ, nơi xuất sứ mác mà phân loại.

    • Phân loại theo loài sâm:

      • Tây dương sâm: còn gọi là Sân Hoa kỳ - Sâm Quảng Đông – Nhân sâm 5 lá, lá rễ cây , cùng họ, được trồng và dùng ở Mỹ.

      • Nhân sâm Việt nam

      • Nhân sâm Nhật Bản, họ hoa tán.

      • Mạn sâm, họ Hoa chuống cũng phân nhánh going của Nhân sâm.

      • Phòng Đảng sâm, họ hoa chuông, ít phân nhánh.

    • Trong Nhân dân vẫn dùng một số vị thuốc, mang tên là Sâm vì cho rằng có tác dụng bổ thay thế nhân sâm: Thổ cao ly sâm, họ Rau sam; Cát sâm, họ Cánh bướm còn gọi là Sâm gỗ - Sâm nam – rất cứng, dùng làm thuốc bổ nhưng không phải là Cát sâm Trung Quốc (tức là Nhân Sâm vùng Cát lâm). Đây là dây leo, thân gốc dài 5 – 6m, lá kép lông chim lẻ gồm 7 – 13 lá chét. Hoa trắng, quả đậu dẹt, chứa 2 – 5 hạt.

      • Sâm cau, họ Thủy tiên còn gọi là Tiên mao, tránh nhầm lẫn với cây Tỏi lào, cũng gọi là Sâm cau.

      • Sâm Trung Sơn, họ Cánh bướm còn gọi là Sâm cánh cờ - Sâ chỉ - Dã giàn đậu, mọc nhiều ở vùng núi Trung Sơn.

      • Sâm cuốn chiếu, họ Lam còn gọi là bản long sám – Mê dương sâm…

  • Công dụng: Theo Đông y, nhân sâm vị ngọt hơi đắng, tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Phế. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, tăng sức lực rất mạnh, giữ tinh lực khỏi hao tổn thoát ra, ích huyết, tăng bài tiết tân dịch, an thần giúp trí nhớ. Dùng chữa các chứng cơ thể suy nhược, thiếu máu, kiệt sức, biếng ăn, vị hư, nôn mửa, tỳ hư tiêu chảy, phế hư ho suyễn, ra mồ hôi trộm, mắc bệnh quá lâu khí hư tổn, hồi hộp hay quên, tiêu khát (đái tháo, khát nước) trẻ em kinh giật,, phụ nữ chảy máu tử cung (băng lậu).

    • Tây y, Nhân sâm có tác dụng: Bổ toàn cơ thể, kích thích hệ thần kinh, kích thích tính dục, bổ tim, kích thích ăn uống, chống dị ứng, giảm cholesterol máu.

    • Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu các loại thuốc bổ. Về mặt dược lý, nhiều tác giả đã thấy với liều điều trị có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, làm đỡ mệt mỏi, tăng hiệu suất công việc, hưng phấn hô hấp tăng sức đề kháng chống bệnh tật, tăng tình dục.

    • Liều dùng: 3 – 10g có thể dùng đến 30g. Sắc hãm với uống một vị nhân sâm hay phối hợp với các vị thuốc khác. Khi dùng, nếu Sâm cứng có thể hấp nồi cơm cho mềm, rồi thái mỏng, lót giấy lên chảo, sao nhỏ lửa, đem hãm nước sôi mà uống, thường thêm một vài lát gừng sống ( hoặc tẩm nước gừng sao) để tăng tính ấm. Cũng có thể sao rồi tán thành bột hay ngâm rượu uống.

    • Lưu ý: Nhân sâm tương phản với Lê Lư và Sợ (úy) Ngũ linh chi. Ho ra đờm, chảy máu cam, nóng nhức xương, âm hư hỏa vượng, chân đậu mới mọc, thương hàn mới phát là nhiệt dạng mạnh đều không được dùng. Người huyết áp cao không được dùng. Ngoài ra: Sâm lô (Phần núm ở đầu gốc thân) làm dễ nôn mửa (dùng cho người yếu mà bị đờm tắc hay đàm quyết) giúp tiêu hóa, giải thuốc độc kim loại. Sâm diệp (lá sâm) cũng có tác dụng bổ khí )tăng sức) giải nhiệt mùa hè.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phụ nữ sau sinh không nói được: Nhân sâm, liên nhục, mỗi vị 6g sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa chứng khí huyết, sức lực hao tổn nhiều,, ho suyễn, từ đó vã mồ hôi, chân tay lạnh: Nhân sâm 10g; Phụ tử chế 5g. Sắc để uống.

    • Bài số 3: Bổ phổi, chặn cơ hen: Nhân sâm 4g; Hồ đào nhục 10g; sắc uống.

    • Bài số 4: Thang tứ quân, bổ khí (tăng sức), chữa tỳ vị yếu, người mệt mỏi, ăn kém, tiêu chảy kéo dài: Nhân sâm 4g; Bạch linh 9g; Bạch truật 9g; Cam thảo 4g.

  • Bảo quản cẩnthận vì nhân sâm dễ bị mốc mọt. Cần để hộp kín, nơi kô ráo, râm mát hoặc bình hút ẩm, hút chân không.

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan