NGŨ VỊ TỬ (QUẢ)
-
Tên khoa học: Schíandrra sinensis Bail, họ Ngũ vị (Schisandraceace); Còn gọi là Bắc ngũ vị (TQ);
-
Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây Bắc ngũ vị, đã được ghi nhận Dược điển VN.
-
Mô tả cây: Cây Bắc ngũ vị là một dây leo to; có thể dài 6 – 8m, vỏ cành màu xám nâu có những kẽ sần nổi rõ rệt, lá mọc cách, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép răng cưa nhỏ, lá dài 5 – 10cm, rộng 3 – 7cm, mặt trên màu sẫm hơn. Hoa đơn tính, khác gốc cánh hoa màu vàng nhạt, có mùi thơm, nhị 5. Quả mọng hình cầu, đường kinh độ 6mm,, khí chín màu đỏ sẫm, trong có 1 – 2 hạt hình thận, mùa quả tháng 8 – 9.
-
Thu hái và chế biến: Khi quả chín hái về phơi sấy khô là được. Những quả màu đỏ hay tím đỏ,mẫm, thịt dày, bóng to cỡ 1cm trở lên là tốt.
-
Công dụng: Theo Đông y, Ngũ vị tử bắc vị chua, tính ấm. Vào 2 kinh Phế, Thận. Có tác dụng cố biểu, giữ mồ hôi, ngoài ra còn giữ phổi (liễm phế), cố tinh (giữ tinh dịch không cho xuất lúc không cần thiết), sinh tân dịch.
-
Theo Tây y, Ngũ vị tử bắc có tác dụng chống ho, thông đờm, kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng thích nghi với hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ gan, thông mật, giảm đau, bổ tim, thúc sinh; Chữa viêm gan mạn tính. Có thể suy nhược, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm quá nhiều, lao động nặng nhọc hoặc nơi quá nóng (lò cao…) Vận động viên đòi hòi cường độ cao (đá bóng, chạy…)ra nhiều mồ hôi; người yếu phổi, hen suyễn, nam giới yếu thận, yếu sinh lý, hoạt tinh, người khô háo không đủ tân dịch, khát nước.
-
Liều dùng: 4 – 8g.
-
Lưu ý: Người bị bệnh đang sảm sốt cao (bên ngoài còn biểu tà, bên trong có thực nhiệt) đang lên sởi hay sốt phát ban không được uống.
-
Ngũ vị tử nam là quả chín của cây ngũ vị nam còn gọi cây nấm cơm, na rừng. Quả có chất nhày…hiện được dùng thay thế ngũ vị tử bắc, nhưng hiệu quả ít hơn.
-
-
Mốt số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa cơ thể hư nhược, tự ra mồ hôi hoặc ra quá nhiều:
-
-
Ngũ vị tử
30g
Bá tử nhân
60g
Nhân sâm
30g
Bạch truật
30g
Mẫu lệ
30g
Rễ ma hoàng
30g
Tán bột, trộn đều, nhào trộn với cùi thịt đại táo làm viên. Mỗi lần uống 6g. Ngày 2 lần. Hoặc cứ để nguyên bột kép mà dùng (4g/1 lần, ngày 2 lần).
-
-
Bài số 2: Chữa yếu phổi, ho, hen suyễn: Ngũ vị tử bắc 5g; Mạch môn đông 10g; Đảng sâm 10g; Tang phiêu diêu 10g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa yếu thận, hoạt tinh: Ngũ vị tử bắc 6g; mẫu lệ 9g; Phụ tử chế 6g; Tang phiêu diêu 9g. Sắc uống.
-
Bài số 4: Chữa tân dịch không đủ, miệng khô khát nước: Ngũ vị tử bắc 5g; Đảng sâm 10g (hoặc nhân sâm 5g); mạch môn đông 10g; sắc uống.
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp